RGB và CMYK khác nhau như thế nào, ứng dụng của chúng là gì?

RGB và CMYK khác nhau như thế nào, ứng dụng của chúng là gì?

Shares27Pin

Hơn cả ý nghĩa chỉ về màu sắc, hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn sự khác nhau giữa RGB và CMYK, những kiến thức căn bản về hệ màu này sẽ giúp bạn rất nhiều ngay cả khi bạn không phải là designer! Bắt đầu nào!

Sự khác biệt giữa RGB và CMYK là gì?

Cả RGB và CMYK đều là các chế độ để trộn màu trong thiết kế đồ họa. Nói nhanh qua, chế độ màu RGB là tốt nhất cho những dự án và công việc kỹ thuật số (nôm na là nhìn qua một cái màn hình), trong khi CMYK được sử dụng cho các sản phẩm in ấn. Nhưng để tối ưu hóa hoàn toàn thiết kế của bạn, bạn cần hiểu các cơ chế đằng sau mỗi chế độ. Hãy đi vào sâu hơn!

RGB là gì?

RGB và CMYK khác nhau như thế nào, ứng dụng của chúng là gì?
“Icon made by Freepik from www.flaticon.com

RGB (Red, Green và Blue) là hệ màu cho hình ảnh kỹ thuật số. Sử dụng chế độ màu RGB nếu thiết kế của bạn phải hiển thị trên bất kỳ loại màn hình nào.

Nguồn sáng trong thiết bị tạo ra bất kỳ màu nào bạn cần bằng cách trộn màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương và thay đổi cường độ của chúng. Người ta thường gọi hệ màu này là “hệ màu thêm”: tất cả các màu bắt đầu là bóng tối (đen) và sau đó ánh sáng đỏ, lục và lam được thêm vào nhau để làm sáng nó và tạo ra màu sắc khác nhau. Khi ánh sáng đỏ, lục và lam được trộn với nhau ở cường độ bằng nhau, chúng tạo ra màu trắng.

Designer có thể kiểm soát các khía cạnh như độ bão hòa (saturation), độ tươi (vibrancy) và đổ bóng (shading) bằng cách sửa đổi bất kỳ màu nào trong ba màu gốc. Bởi vì nó được thực hiện bằng kỹ thuật số, về bản chất designer sẽ thay đổi cường độ ánh sáng trên màn hình thể hiện để tạo ra màu sắc họ muốn.

Khi nào nên sử dụng RGB?

Nếu mục đích cuối cùng của dự án thiết kế là màn hình kỹ thuật số, hãy sử dụng chế độ màu RGB (mọi thứ liên quan đến máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV, máy ảnh, v.v.)

Hãy chuyển sang hệ màu RGB nếu dự án của bạn liên quan đến:

  • Thiết kế web & ứng dụng
  • Icon
  • Đồ hoạ (Graphic)
  • Thương hiệu (Branding)
  • Logo online
  • Quảng cáo trực tuyến (Online ads)
  • Truyền thông xã hội (Social media)
  • Hình ảnh cho bài blog
  • Avatar
  • Visual content
  • Video
  • Đồ họa kỹ thuật số (digital graphic)
  • Đồ họa thông tin (Information graphic)
  • Nhiếp ảnh cho website, social media hoặc apps

Các định dạng file tốt nhất cho RGB:

RGB và CMYK khác nhau như thế nào, ứng dụng của chúng là gì?
“Icon made by  Dimitry Miroliubov  from www.flaticon.com

JPEG là lý tưởng cho các tệp RGB, rất phổ biến và chúng ta có thể đọc được ở hầu hết mọi thiết bị.

PSD là định dạng mặc định của phần mềm Photoshop, file nguồn chuẩn cho các tài liệu RGB.

PNG hỗ trợ độ trong suốt và tốt hơn cho đồ họa cần được đặt chồng lên trên các đồ họa khác.

GIF làm hình ảnh chuyển động, vì vậy nếu bạn sử dụng một animation, chẳng hạn như logo di chuyển hoặc nhảy ra, loại file này sẽ là lý tưởng.

Tốt nhất là tránh các định dạng TIFF, EPS, PDF và BMP cho hệ màu RGB. Các định dạng này không tương thích với hầu hết các phần mềm, chưa kể chúng có thể lớn một cách không cần thiết về mặt dữ liệu khi đưa lên trực tuyến.

CMYK là gì?

RGB và CMYK khác nhau như thế nào, ứng dụng của chúng là gì?
“Icon made by Freepik from www.flaticon.com

CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Key / Black) là hệ màu cho các tài liệu in.

Một máy in tạo ra hình ảnh bằng cách kết hợp màu CMYK ở các mức độ khác nhau với mực vật lý. Người ta hay gọi hệ màu này là “hệ màu trừ”. Tất cả các màu bắt đầu là màu trắng và mỗi lớp mực sẽ làm giảm độ sáng ban đầu để tạo ra màu đúng như thiết kế. Khi tất cả các màu được trộn với nhau, chúng sẽ tạo ra màu đen.

Khi nào nên sử dụng CMYK?

Sử dụng CMYK cho bất kỳ dự án, sản phẩm nào sẽ được in thực tế, không được xem trên màn hình. Nếu bạn cần tạo lại thiết kế của mình bằng mực hoặc sơn, chế độ màu CMYK sẽ cho bạn kết quả chính xác hơn.

Chuyển sang hệ màu CMYK nếu dự án của bạn liên quan đến:

  • Branding
  • Danh thiếp
  • Văn phòng phẩm
  • Stickers
  • Bảng hiệu & mặt tiền cửa hàng
  • Bảng quảng cáo
  • Poster (áp phích)
  • Flyer (Tờ rơi)
  • Tài liệu quảng cáo (Brochure)
  • Hàng hóa
  • Áo thun, mũ và quần áo…
  • Vât phẩm quảng cáo tặng kèm (Bút, ly, v.v.)
  • Bao bì sản phẩm
  • Thực đơn nhà hàng…

Các định dạng file tốt nhất cho CMYK:

RGB và CMYK khác nhau như thế nào, ứng dụng của chúng là gì?
“Icon made by  Dimitry Miroliubov  from www.flaticon.com

Các file PDF rất lý tưởng cho hệ màu CMYK, vì chúng tương thích với hầu hết các phần mềm.

AI là file nguồn chuẩn cho các tài liệu CMYK.

EPS có thể là một file nguồn tuyệt vời thay thế cho AI vì nó tương thích với các chương trình vector khác…


Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về RGB và CMYK. Mình có một bài viết trước chia sẻ cụ thể về các định dạng file mà bạn cần biết. Nhấp vào đây để xem thêm.

Cho mình biết câu hỏi của bạn dưới phần comment nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé 😀

Shares27Pin

Photo of author

Lê Đình Tân

Founder của Leap Content - marketing nerd. Sở thích: đọc và tự mày mò những thứ hay ho một mình. Về cơ bản, là người chịu trách nhiệm để mọi bài post ở LeapContent đều "trên cả tuyệt vời".

Cùng thảo luận nào!

Email của bạn sẽ được giữ kín. Những phần bắt buộc có đánh dấu *.