3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao là như thế nào?

3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao

Shares95Pin

Nếu bạn đã từng tự hỏi làm thế nào để “giải mã thuật toán xếp hạng của Google”, “Google đánh giá content chất lượng như thế nào” thì bạn không phải là người duy nhất đâu.

Google cực kỳ kín tiếng về cách thuật toán hoạt động như thế nào và những gì thay đổi sau mỗi lần cập nhật, tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta: anh em làm SEO.

Có rất nhiều người (và công ty lớn) trong ngành đã sử dụng dữ liệu để phân tích sự liên quan của các yếu tố xếp hạng Google (Backlinko, Ahrefs, SEMrush…). Rốt cuộc đó cũng chỉ là nỗ lực từ quần chúng con dân mà ra, Google chưa bao giờ hé răng nửa lời về sự thay đổi thuật toán của họ.

Tuy nhiên, cũng có vài lúc, Google bật mí “nhẹ” cho chúng ta cách mà họ đánh giá content chất lượng như thế nào.

Vào năm 2015, Google đã phát hành toàn bộ Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng tìm kiếm (Search Quality Evaluator Guidelines) để đáp ứng nhu cầu tò mò đó của bà con cô bác.

Nó đã được cập nhật liên tục vào các năm 2018, 2019 và mới nhất là phiên bản 2020.

Bộ nguyên tắc này chứa ba chìa khóa vàng về cách Google xem xét các trang web và cách họ phân biệt content chất lượng cao với chất lượng thấp:

  1. Beneficial purpose (Mục đích có lợi)
  2. E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) hoặc Chất lượng Trang (Page Quality)
  3. YMYL (Your Money or Your Life)

Về mặt kỹ thuật, các nguyên tắc này đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho những người đánh giá tìm kiếm của Google – những con người có nhiệm vụ đánh giá thuật toán của Google có đang làm tốt hay không. (Google thuê hàng ngàn người thật kiểm tra và đánh giá lại content xem thuật toán của họ có ổn không)

Do đó, hướng dẫn này cũng đóng vai trò như một công cụ quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về những gì Google tìm kiếm trong một trang web chất lượng cao.

Bộ tài liệu này khá dài (175 trang), nếu bạn là người nghiên cứu sâu về SEO thì mình khuyên bạn nên dành thời gian đọc hết nó mỗi lần nó được cập nhật.

Còn nếu bạn không muốn đọc hết từng chữ thì bây giờ hãy cùng mình đi sâu vào ý nghĩa của 3 chìa khóa vàng mà Google đã đề cập trong ebook này nhé.

Bắt đầu thôi!

Điều mà Google thực sự muốn…

Google không muốn cho chúng ta biết mọi thứ về cách xếp hạng cao, nhưng họ muốn chúng ta tạo ra nội dung có giá trị. Do đó, ông lớn này cũng cung cấp các hướng dẫn chi tiết về những gì chúng ta nên và không nên làm, với trọng tâm là những thứ “không nên làm”.

Trích từ Google’s Webmaster Guidelines:

  • Tạo trang về cơ bản là cho người dùng, không phải công cụ tìm kiếm.
  • Đừng lừa dối người dùng của bạn.
  • Tránh các thủ thuật nhằm cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm. Một nguyên tắc đơn giản để không dính vào là hãy tự hỏi liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi giải thích những gì bạn đã làm với nhân viên của bạn, đối thủ của bạn hay với nhân viên của Google không.
  • Suy nghĩ về những điều gì sẽ làm cho trang web của bạn trở nên độc đáo, mang lại giá trị nhiều hơn hoặc hấp dẫn hơn. Làm sao để trang web của bạn nổi bật so với những người khác trong lĩnh vực.

Hơn thế, có rất nhiều nguyên tắc của Google được nêu ra nhằm ngăn chặn hành vi thao túng hoặc lừa đảo, đây là một số điều không nên xuất hiện trên website của bạn:

  • Automatically generated content: nội dung tự động tạo, không có lợi gì cho người đọc nhưng chứa keyword và link.
  • Participating in link schemes: link đến các trang web độc hại, chứa mã độc hoặc không liên quan, thao túng, mua link, trao đổi link.
  • Cloaking: Vì bot của Google đọc content bằng code nên đây là hiện tượng content hiển thị cho người dùng khác với content cho bot quét.
  • Sneaky redirects: Chuyển hướng đến 1 trang có nội dung khác/không liên quan đến nội dung trang mà người dùng click vào đọc, đánh lừa bộ máy của Google.
  • Hidden text or links: ẩn chữ và link có trên trang
  • Doorway pages
  • Irrelevant keywords, từ khóa lặp lại một cách bất thường mà không đem lại giá trị cho người đọc.
  • Scraped content (content cóp nhặt): lấy bài của người khác mà không thêm bất kỳ giá trị nào, copy hoàn toàn bài người khác sau đó thay thế bằng từ đồng nghĩa,…
  • Participating in affiliate programs without adding sufficient value: tham gia tiếp thị liên kết nhưng không mang lại giá trị nhiều cho người đọc.
  • Creating pages with malicious behavior, such as phishing or installing viruses: Tạo trang với mục đích xấu như lừa đảo; tải, cài và phát tán virus.
  • Abusing rich snippets markup: Lạm dụng Schema cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thứ hạng
  • User-generated spam: Comment không liên quan nhưng chứa keyword và link, tạo nhiều account cùng IP để spam trên các forum, comment các website khác.
  • Sending automated queries to Google: Gửi truy vấn tự động cho Google, dùng phần mềm nhập và gõ hàng loạt lên công cụ tìm kiếm của Google.

Bạn có thể đọc kỹ hơn phần diễn giải của Google ở phần Quality Guidelines.

3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao

Có thể những người sử dụng các chiến thuật black-hat này làm như vậy là để tăng lưu lượng truy cập vào website của họ, thường là để thúc đẩy doanh thu quảng cáo hoặc tăng giá trị của một trang web kiếm tiền. Nhưng tệ nhất là, họ đang cố lấy cắp thông tin người dùng. 

Tuy nhiên, sự thật là: Những chiến thuật này sẽ không mang lại cho họ nhiều khách hàng, nhưng chúng có thể khiến trang web của họ bị đóng cửa hoặc bị phạt nặng từ Google.

Vậy nếu không “chơi chiêu” thì chúng ta phải làm sao để lên top?

Đơn giản lắm, hãy xem qua 3 mấu chốt mà Google đã đề cập đến.

3 Chìa khóa để đánh giá content chất lượng cao của Google

Search Quality Evaluator Guidelines (SQEG) là nguồn tham khảo cho tất cả thông tin về các bản cập nhật gần nhất, kết hợp với giải nghĩa cách chúng ta hiểu về EAT và YMYL.

Lưu ý là, đây không phải là một câu trả lời chắc chắn từ Google, nó chỉ cung cấp cho chúng ta manh mối về các yếu tố xếp hạng. Chúng ta chỉ có thể phân tích và suy ra nó có nghĩa là gì.

Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng đủ để chúng ta có một định hướng đúng đắn về việc tạo content.

OK, vào việc ngay nhé.

Beneficial purpose (mục đích có lợi cho người dùng)

Khái niệm “mục đích có lợi cho người dùng” là khái niệm được cập nhật lần đầu tiên xuất hiện từ năm 2018. Bạn sẽ đọc được phần này trong phần 2.2: What is the Purpose of a Web Page?

Mục đích của một trang
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 10

“Websites and pages should be created to help users.”

Tạm dịch: Website và các trang nên được tạo ra để GIÚP người dùng.

Cụ thể, trang phải thực hiện được mục đích đã được định trước, nhưng mục đích đó cũng phải lấy người dùng làm trung tâm (cho dù đó là giải trí gây cười, bán hàng, thông báo,hay dạy người dùng một điều gì đó…).

Vậy những trang nào được coi là “có ích với người dùng”? 

Tiêu chí ở ngay bên dưới:

Beneficial page purposes
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 11

Tuy nhiên ở phần trên Google cũng nói:

Một trang được tạo với mục đích kiếm tiền mà “không có nỗ lực giúp đỡ người dùng” cũng được coi là trang có chất lượng thấp nhất!

“Beneficial purpose” được đề cập lại trong phần 3.2 và được trích dẫn là bước đầu tiên để đánh giá chất lượng của một trang:

“Hãy nhớ rằng bước đầu tiên của xếp hạng PQ (Page Quality) là hiểu mục đích thực sự của trang.”

Đặc biệt, trong bản cập nhật tháng 6 năm 2019 (đợt cập nhật lớn năm đó), John Mueller (người phát ngôn của Google cùng với Danny Sullivan, hai người mà bạn nên follow nếu làm SEO) đã link đến một bài viết cũ từ năm 2011 đã nêu bật việc cung cấp “trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể” trên trang web của bạn để có thứ hạng tốt hơn; chiến lược này là #1 vì nó chính là những thứ mà thuật toán của Google đang muốn tập trung vào.

Google nhấn mạnh rằng: Mọi thứ đều là cho người dùng (user), điều đầu tiên và quan trọng nhất.

YMYL: Your Money or Your Life Content

Content “Your Money or Your Life Content” (YMYL) là loại thông tin mà nếu được trình bày không chính xác, không trung thực hoặc lừa dối, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, sức khỏe, sự an toàn hoặc sự ổn định tài chính của người đọc.

Nói cách khác, tiền đặt cược rất cao cho loại nội dung này. Nếu bạn tạo một trang YMYL với lời khuyên không hay hoặc thông tin xấu, điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của rất nhiều người.

Google rất coi trọng loại nội dung này. Họ muốn các chuyên gia có chuyên môn liên quan viết nội dung YMYL. (ví dụ: bác sĩ viết bài về các loại bệnh, cố vấn tài chính viết bài về quản lý tài chính).

Vậy, những chủ đề nào được coi là YMYL? Google đưa ra tóm tắt trong phần 2.3:

YMYL Pages
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 12

Cụ thể:

  • Trang đưa tin tức và các sự kiện hiện tại về các chủ đề như kinh doanh, khoa học, chính trị và công nghệ.
  • Các chủ đề liên quan đến chính phủ, luật pháp và công dân (bỏ phiếu, dịch vụ xã hội, vấn đề pháp lý, cơ quan chính phủ, v.v.)
  • Tư vấn tài chính về thuế, hưu trí, đầu tư, cho vay, v.v.
  • Thông tin mua sắm, chẳng hạn như nghiên cứu mua hàng. (các trang affiliate cần phải lưu ý)
  • Tư vấn y tế, thông tin về thuốc, bệnh viện, trường hợp khẩn cấp, v.v.
  • Thông tin về những người thuộc dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính cụ thể, v.v.

Google cho biết những người đánh giá chất lượng cần sử dụng phán đoán của họ để xác định xem một trang có đủ điều kiện là nội dung YMYL hay không. (những trang này có thể sẽ có người thật đánh giá chứ không chỉ là thuật toán của Google)

Các trang này cần phải có các mức E-A-T cao nhất và chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bây giờ…

EAT: Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness

Tiếp theo là một từ viết tắt mà bạn có thể đã nghe hoặc đã bắt gặp nếu bạn đọc bất kỳ blog SEO nào: E-A-T. Nó là viết tắt của Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness.

Từ bản cập nhật vào tháng 5 năm 2019 đã thay đổi một chút tầm quan trọng của E-A-T. Bây giờ, nó chỉ là một yếu tố trong việc xác định Page Quality so với trước đó thì nó đồng nghĩa với Page Quality (PQ).

page quality rating: most important factors
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 13

Sau khi xác định xong là thông tin trên trang này có lợi cho người dùng. Google sẽ tiến đến bước thứ hai là xác định nội dung này có phải là YMYL không. Nếu có, họ sẽ bắt đầu xem xét yếu tố E-A-T của content xem có đạt yêu cầu hay không.

Cụ thể hơn:

Expertise

Yếu tố này đề cập đến người tạo nội dung chính (Main Content, MC) trên trang web. Họ có phải là chuyên gia về chủ đề này không? Họ có chứng chỉ (hoặc thông tin kiểu như vậy) có sẵn để đọc trên trang web của mình không?

Ngoài ra, trong bản cập nhật gần nhất, Google có đưa ra một ngoại lệ cho khái niệm “everyday expertise”. Điều này có nghĩa là những người có kinh nghiệm sống liên quan trong các chủ đề cụ thể có thể được coi là chuyên gia – mà không cần được đào tạo hoặc có bằng cấp giáo dục chính thức. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với nội dung không phải YMYL.

everyday expertise
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 14

Họ đưa ra một ví dụ như thế nào: Những người trên forum có thể chia sẻ về việc người thân của họ đã trải qua ung thư như thế nào. Đây là chia sẻ lại kinh nghiệm và không phải là “medical advice” (lời khuyên sử dụng thuốc). Thông tin và lời khuyên về thuốc nên được đưa ra từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia sức khỏe có bằng cấp.

Điều này có nghĩa là gì

Nếu bạn viết về chủ đề sức khỏe, hãy tránh xa những lời khuyên về thuốc và những lời khuyên mang tính gây ảnh hưởng đến tính mạng của người đọc. Bạn vẫn hoàn toàn có cơ hội leo top.

Giống như case study mà Leap Content đã từng làm cho một khách hàng của mình, kết quả là bài viết chia sẻ những mẹo và kinh nghiệm chi tiết không liên quan đến thuốc phát huy công dụng. Bài viết đánh bại vài “ông lớn” trong ngành sức khỏe dù không nhận được bất kỳ 1 backlink nào:

Ví dụ case study lên top của ATZ
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 15

Trong phần 4.5 hướng dẫn có ghi rằng: “Tiêu chuẩn về chuyên môn (expertise) phụ thuộc vào chủ đề của trang.” Ví dụ: một người viết các bài đánh giá về nhà hàng chi tiết và hữu ích sẽ có kiến thức “everyday expertise” nếu họ là người thường xuyên đến nhà hàng ăn và yêu thích đồ ăn.

Điều này có nghĩa là gì

Google sẽ đánh giá expertise dựa trên chủ đề bài viết mà một trang trên website đề cập đến, không phải toàn website. Dù website của bạn là website về một chủ đề YMYL nhưng việc đánh giá vẫn dựa trên riêng từng trang, không phải dựa trên tổng thể website và mỗi chủ đề bài viết khác nhau lại có thang đánh giá khác nhau.

Authoritativeness

Từ này gốc từ “authority”, dịch ra cơ bản theo Google là “có quyền lực hoặc có quyền đưa ra mệnh lệnh, có khả năng ra quyết định và người khác tuân theo”.

Khái niệm này liên quan đến người tạo ra content chính, bản thân content và trang web mà nó xuất hiện (xem xét điểm DR của Ahrefs hoặc DA của Moz). 

Định nghĩa trên từ điển về “authoritativeness” cho chúng ta manh mối về ý nghĩa của khái niệm này đối với Google và các trang web:

định nghĩa authoritative
3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao 16

Có nghĩa là bạn phải được sự công nhận từ những người đã được coi là “authority” trong ngành mà bạn muốn viết bài. Họ đồng ý với sự thật là bạn đang cung cấp một nguồn thông tin tốt.

Điều này có nghĩa là gì

Nếu bạn muốn viết bài về các chủ đề YMYL, bạn hoàn toàn có thể trích dẫn tham khảo hoặc đã được kiểm nghiệm từ các chuyên gia đã được công nhận trong ngành về các lĩnh vực cụ thể.

Vd: Nếu bạn viết bài cho lời khuyên về thuốc trị mụn, hãy tìm các bác sĩ chuyên về da liễu góp ý cho bài viết của bạn.

Tìm ở đâu?

Có 4 cách mà bạn có thể cân nhắc:

  1. Tham khảo các trang lớn nhất ngành về sức khỏe, xem tên và danh tính bác sĩ chuyên khoa về da liễu của họ là ai, sau đó liên hệ với họ.
  2. Search Google từ khóa về loại mụn và thêm chữ “bác sĩ” vào thanh tìm kiếm. 
  3. Thông thường trên mục các đầu báo lớn đôi lúc cũng có những chuyên mục hỏi đáp của bác sĩ, hãy để ý những phần đó.
  4. Tìm kiếm trên Wikipedia những bác sĩ đầu ngành đã có profile trên đó. Liên hệ họ.

Trustworthiness

Khái niệm này cũng liên quan đến người tạo ra content chính (MC), bản thân content đó và trang web mà nó xuất hiện.

Là một chuyên gia và nguồn đáng tin cậy có nghĩa là mọi người có thể tin tưởng bạn cung cấp thông tin trung thực, đúng sự thật và chính xác.

Điều này có nghĩa là gì

Hãy trích dẫn nguồn, link từ những trang web đã có độ uy tín cao đối với Google. Điều này giúp bạn “gián tiếp” trở thành nguồn đáng tin cậy vì những nguồn bạn tham khảo toàn là nguồn uy tín.

Trước khi dẫn link đến bất kỳ trang web nào, hãy kiểm tra điểm DA (Moz) hoặc DR (Ahrefs) của trang đó để chắc chắn rằng bạn đang dẫn chứng nguồn đáng tin cậy nhé.

Content chất lượng cao = thể hiện chuyên môn + tập trung vào người đọc

Tóm lại, để tạo nội dung chất lượng tốt mà Google sẽ xếp hạng cao, bạn cần xem xét ba chìa khóa được tìm thấy trong SQEG: mục đích có lợi, E-A-T và YMYL.

  • Mỗi trang đều phải có mục đích và mục đích đó phải được thực hiện để mang lại lợi ích cho người dùng.
  • Mỗi trang cần có tính chuyên môn phù hợp với nó. Một số trang yêu cầu mức E-A-T cao hơn những trang khác do chủ đề của chúng. Đối với các trang thấp hoặc không phải YMYL, bằng chứng về chuyên môn có thể được tìm thấy trong chính nội dung.
  • Các trang YMYL cần E-A-T cao nhất có thể (cụ thể ví dụ E-A-T cao, bạn hãy đọc chi tiết trong hướng dẫn của Google). Những trang này có thể có tác động trực tiếp đến cuộc sống, sinh kế hoặc hạnh phúc của người đọc.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng các tiêu chuẩn của Google luôn thay đổi. Đó là bởi vì kỳ vọng của người dùng về tìm kiếm cũng luôn thay đổi và Google cần phải cập nhật để luôn phù hợp.

Và dĩ nhiên, chúng ta cũng vậy.

P.s. Nhớ đừng cố gắng lừa Google nhé, họ có thể sai vài lần, nhưng rồi sai lầm đó cũng sẽ sớm được sửa chữa thôi.

Bạn đang cần một đội ngũ có thể giúp bạn triển khai content chất lượng cao, chuẩn E-A-T để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh thu? 

Hãy xem qua dịch vụ viết blog chuẩn SEO của chúng tôi. Điền thông tin ở form để được tư vấn miễn phí và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong 24h 🙂

Shares95Pin

Photo of author

Lê Đình Tân

Founder của Leap Content - marketing nerd. Sở thích: đọc và tự mày mò những thứ hay ho một mình. Về cơ bản, là người chịu trách nhiệm để mọi bài post ở LeapContent đều "trên cả tuyệt vời".

Cùng thảo luận nào!

Email của bạn sẽ được giữ kín. Những phần bắt buộc có đánh dấu *.