CTR LÀ GÌ? 13 CÁCH THỰC CHIẾN ĐỂ TĂNG CTR [ĐÃ THỬ NGHIỆM THỰC TẾ]

CTR là gì? 13 Cách thực chiến để tăng Organic CTR [đã thử nghiệm thực tế]

Nếu bạn đang sở hữu một website (hoặc làm việc trên website của người khác) thì không thể không biết đến khái niệm CTR là gì?

CTR là chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng, traffic và mức độ hiệu quả của website. 

Nhưng CTR bao nhiêu là tốt?

Và những cách thực tế nào có thể giúp bạn cải thiện chỉ số này trên kết quả tìm kiếm của Google và trong quảng cáo Facebook hoặc Google Ads?

Bài viết này sẽ giải đáp mọi câu hỏi này.

Xem tiếp nhé!

Đọc tiếp…

Featured snippet là gì

Featured Snippet là gì? 13 Bí kíp x22 traffic với featured snippet

Có một cách đơn giản để bạn leo lên TOP 1 kết quả tìm kiếm của Google mà không mất quá nhiều nỗ lực.

Không phải chạy quảng cáo Google Ads nhé.

Bạn có thể đã thấy các “câu trả lời nhanh” trong kết quả tìm kiếm của Google để cố gắng giải đáp câu hỏi của bạn ngay khi bạn gõ một từ tìm kiếm mà không cần phải truy cập trang web – chúng được gọi là featured snippet (đoạn trích nổi bật).

Tin vui nhất là:

Bất kỳ ai nằm trong top 10 đều có thể được chọn để hiển thị ở vị trí này.

Dĩ nhiên, việc vào được trong top 10 thì luôn dễ hơn là từ top 3 nhảy lên top 1.

Bởi vậy hôm nay, mình sẽ chia sẻ cụ thể featured snippet là gì và hướng dẫn cho bạn cách tối ưu những đoạn trích nổi bật này và thậm chí… lấy chúng từ các đối thủ cạnh tranh của bạn.

Ok, bắt đầu thôi.

Đọc tiếp…

URL là gì? 19 Phương pháp thiết lập cấu trúc URL tốt nhất cho SEO

URL là gì? 19 Phương pháp thiết lập cấu trúc URL SEO tốt nhất

Phải thừa nhận rằng: Đối với anh em làm SEO, ai cũng đều biết và hiểu URL là gì.

Và nếu URL không được cấu trúc đúng ngay từ ban đầu, sẽ rất khó để bạn có thể mở rộng website với hàng trăm hoặc hàng ngàn content.

Tin vui là:

Tối ưu URL thân thiện SEO không phải là học cách chế tạo tên lửa đầu đạn hạt nhân!

Nếu bạn đang sử dụng một vài từ để mô tả URL của mình và thay thế khoảng cách bằng dấu gạch ngang thì nó cũng đã “đủ tốt” cho SEO rồi.

Nhưng nếu bạn muốn hiểu mọi thứ một cách sâu sắc hơn thì bài viết này sẽ chia sẻ một cách tường tận cho bạn TẤT CẢ vấn đề liên quan đến việc tối ưu URL, bắt đầu như thế nào, lưu ý ra làm sao…

OK, bài dài nên bắt đầu ngay nhé! 🙂

Đọc tiếp…

3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao là như thế nào?

3 Chìa khóa của Google đánh giá content chất lượng cao

Nếu bạn đã từng tự hỏi làm thế nào để “giải mã thuật toán xếp hạng của Google”, “Google đánh giá content chất lượng như thế nào” thì bạn không phải là người duy nhất đâu.

Google cực kỳ kín tiếng về cách thuật toán hoạt động như thế nào và những gì thay đổi sau mỗi lần cập nhật, tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta: anh em làm SEO.

Có rất nhiều người (và công ty lớn) trong ngành đã sử dụng dữ liệu để phân tích sự liên quan của các yếu tố xếp hạng Google (Backlinko, Ahrefs, SEMrush…). Rốt cuộc đó cũng chỉ là nỗ lực từ quần chúng con dân mà ra, Google chưa bao giờ hé răng nửa lời về sự thay đổi thuật toán của họ.

Tuy nhiên, cũng có vài lúc, Google bật mí “nhẹ” cho chúng ta cách mà họ đánh giá content chất lượng như thế nào.

Vào năm 2015, Google đã phát hành toàn bộ Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng tìm kiếm (Search Quality Evaluator Guidelines) để đáp ứng nhu cầu tò mò đó của bà con cô bác.

Nó đã được cập nhật liên tục vào các năm 2018, 2019 và mới nhất là phiên bản 2020.

Bộ nguyên tắc này chứa ba chìa khóa vàng về cách Google xem xét các trang web và cách họ phân biệt content chất lượng cao với chất lượng thấp:

  1. Beneficial purpose (Mục đích có lợi)
  2. E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) hoặc Chất lượng Trang (Page Quality)
  3. YMYL (Your Money or Your Life)

Về mặt kỹ thuật, các nguyên tắc này đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho những người đánh giá tìm kiếm của Google – những con người có nhiệm vụ đánh giá thuật toán của Google có đang làm tốt hay không. (Google thuê hàng ngàn người thật kiểm tra và đánh giá lại content xem thuật toán của họ có ổn không)

Do đó, hướng dẫn này cũng đóng vai trò như một công cụ quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về những gì Google tìm kiếm trong một trang web chất lượng cao.

Bộ tài liệu này khá dài (175 trang), nếu bạn là người nghiên cứu sâu về SEO thì mình khuyên bạn nên dành thời gian đọc hết nó mỗi lần nó được cập nhật.

Còn nếu bạn không muốn đọc hết từng chữ thì bây giờ hãy cùng mình đi sâu vào ý nghĩa của 3 chìa khóa vàng mà Google đã đề cập trong ebook này nhé.

Bắt đầu thôi!

Đọc tiếp…

Cách đạt 100 điểm Google Pagespeed Insights với 13 bước

Mình đã đạt được 100% Google Pagespeed Insights như thế nào dù đang dùng shared hosting và không phải chuyên gia về code?

Bạn không cần phải là chuyên gia WordPress để tối ưu được 100 điểm Google PageSpeed Insights.

Rất nhiều người vì lo lắng, ngại rằng những kiến thức về tối ưu web quá khó, các thông số kỹ thuật quá phức tạp nên họ chọn cách nhờ đến các dịch vụ mà có thể tốn gấp 3-5 lần số tiền so với việc tự làm (hoặc có thể cao hơn).

Trên thực tế, bạn chỉ cần đầu tư chưa đến 2.5 triệu/năm (đã kèm tiền hosting website), chủ yếu cho việc mua các plugin chất lượng, là đã có được kết quả giống như mình:

Kết quả Google PageSpeed Insights của trang chủ Leap Content
Kết quả Google PageSpeed Insights của trang chủ Leap Content

Hơn thế, đây là kết quả tốc độ của một bài blog về content marketing dài 11700 từ của mình với 67 hình minh họa:

Kết quả Google PageSpeed Insights của bài blog Content Marketing là gì
Kết quả Google PageSpeed Insights của bài blog Content Marketing là gì

Mình tin chắc rằng sau những lần Google cập nhật chắc chắn điểm của mình cũng vẫn sẽ ổn vì mình đã áp dụng những điều mà mình học được từ các chuyên gia tối ưu tốc độ WordPress.

Đoán xem: mình không biết code và cũng chẳng phải chuyên gia WordPress! Mình cũng giống bạn 🙂

Nhưng mình hứa mọi thứ sẽ cực kỳ đơn giản sau khi bạn đọc xong bài viết này.

Ok. Trước khi đi vào chi tiết chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ…

Đọc tiếp…