Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả?

Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả?

Shares79Pin

Màu sắc là một thứ gợi lên cảm xúc rất mạnh ở chúng ta (và trong content của chúng ta). Rộng hơn trong mảng content marketing, màu sắc có thể làm cho chúng ta nổi bật với đối thủ cạnh tranh.

Hằng ngày, chúng ta được trải nghiệm thế giới qua nhiều màu sắc và có những phản ứng nhất định với các màu sắc của các vật thể xung quanh. Màu sắc có thể ảnh hưởng lớn đến nội dung và cách sử dụng nội dung đó.

Sử dụng màu sắc trong marketing có thể là vấn đề sống còn đối với mỗi sản phẩm. Sử dụng màu sắc kém có thể dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai, hoặc thông điệp của bạn sẽ bị bỏ qua dễ dàng trong mắt người đọc.

Qua bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về màu sắc, cách phối, ý nghĩa tâm lý học của từng loại màu và cách giúp bạn chọn đúng màu cho thương hiệu/sản phẩm của bạn.

Ok! Bắt đầu trở thành chuyên gia màu sắc ngay nào! 🙂

Những khái niệm căn bản nhất về màu sắc mà bạn cần phải biết

Lý do tại sao chúng ta phải nắm vững những kiến thức căn bản này? Bởi nó sẽ giúp bạn:

  1. Hiểu được những thứ mà designer đang làm, không ai có thể dùng “từ ngữ chuyên môn” để loè bạn.
  2. Sử dụng đúng từ ngừ để góp ý và tranh luận, không gây ra sự hoang mang, nhầm lẫn.
  3. Giải thích cho ý tưởng mà bạn muốn làm.

Ví dụ bạn hiểu được màu sắc này cần phải biến đổi như thế nào để ra được sản phẩm đúng như ý bạn, thêm đỏ, thêm xanh, hay thêm đen thêm trắng. Những điều này đều xuất phát từ những khái niệm cơ bản này.

Và sự thật là bạn chỉ cần biết 6 khái niệm trong hằng hà sa số các khái niệm về màu sắc trong thiết kế: Color Wheel, Hue, Tint and Shade, Saturation (Tone), màu tương phản và cách phối màu.

Bánh xe màu (color wheel)

Bánh xe màu- Color wheel - 12 màu cơ bản

Bánh xe màu- Color wheel – 12 màu cơ bản

Color Wheel là khái niệm chỉ bánh xe màu. Ở đây được quy định là 12 màu cơ bản. Trong đó bao gồm:

Màu bậc 1/Màu gốc (Primary Colors)

Ba màu đỏ, xanh, vàng. Ba màu này là ba màu sẽ tạo nên các màu còn lại trên bánh xe màu.

Ở đây mình chỉ đang nhắc tới các màu sắc tự nhiên bình thường quy ước, không đề cập tới hai hệ màu RGB và CMYK (sử dụng cho môi trường digital và in ấn).

Màu bậc 1: đỏ, xanh, vàng là ba màu cơ sở tạo nên các màu còn lại

Màu bậc 1: đỏ, xanh, vàng là ba màu cơ sở tạo nên các màu còn lại

Màu bậc 2/Màu thứ cấp (Secondary Colors)

Ba màu xanh lá, cam và tím. Nó là kết quả của việc trộn 3 màu gốc mỗi cặp cho nhau.

  • Vàng + đỏ = cam
  • Xanh + vàng = xanh lá
  • Đỏ + xanh = tím 
Màu bậc 2: tím, xanh lá, cam. Được tạo ra từ 3 màu gốc trộn với nhau
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 43

Màu bậc 2: tím, xanh lá, cam. Được tạo ra từ 3 màu gốc trộn với nhau.

Màu bậc 3 (Tertiary)

Là sự kết hợp giữa màu gốc và màu bậc 2, bao gồm 6 màu.

Màu bậc 3 là kết quả của việc trộn các màu gốc với màu bậc 2
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 44

Màu bậc 3 là kết quả của việc trộn các màu gốc với màu bậc 2.

Và cứ như vậy nếu bạn tiếp tục trộn các màu ở cạnh nhau với nhau nữa nó sẽ cho ra màu bậc 4, bậc 5.

Dĩ nhiên màu sắc mà chúng ta có không chỉ dựa trên những màu này, mà còn có các biến thể của nó dựa trên 12 màu cơ bản này.

Ứng dụng của bánh xe màu chính nó là nền tảng cho tất cả các phương pháp phối màu sau này. Và dựa trên các màu gốc trên bánh xe màu này sẽ sinh ra các khái niệm khác về màu sắc tiếp theo.

Thường trong thiết kế đồ hoạ, người ta thường sử dụng màu gốc trên bánh xe màu kết hợp với các biến thể của nó.

Hue

Hue là dải màu được biểu thị bằng 12 màu cơ bản và những phiên bản trộn 12 màu đó với nhau được mã hoá bằng các giá trị cụ thể (có phép tính toán học để tính ra giá trị từng màu), giúp chúng ta có thể sử dụng được trong các chương trình, phần mềm thiết kế đồ hoạ.

Màu sắc hue
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 45

Khi chúng ta nói về Hue, có nghĩa là chúng ta đang mô tả những màu thuần khiết, không có màu trắng, đen và xám trộn lẫn với nó.

Các biến thể trộn với màu đen, trắng và xám sẽ được định nghĩa bên dưới.

Tink, shade và tone (saturation)

Tint chính là những màu trên Hue nhưng pha thêm với màu trắng với liều lượng khác nhau.

Màu sắc tint là gì
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 46

Shade chính là những màu trên Hue nhưng pha thêm với màu đen với liều lượng khác nhau.

Màu shade là gì?
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 47

Tone chính là những màu trên Hue nhưng pha thêm với màu xám với liều lượng khác nhau.

Màu tone là gì?
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 48

Từ 3 khái niệm trên chúng ta đã có rất nhiều biến thể của màu sắc trên bánh xe màu.

Các khái niệm Hue, Tone, Shaded, Tint về màu sắc
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 49

Và với những khái niệm trên thì khi chúng ta nhắc tới một màu chủ đạo trong thiết kế, đó là chúng ta đang nhắc tới một màu chính trên Hue và tất cả các biến thể của nó khi cộng thêm trắng, đen, và xám.

Tone còn có tên gọi khác là Saturation (độ bão hòa), liên quan đến cường độ màu trong hình ảnh. Về mặt kỹ thuật, nó là biểu thức của băng thông ánh sáng từ một nguồn, về cơ bản nó có dính đến ánh sáng.

Thuật ngữ Hue chỉ màu sắc trên bánh xe màu, trong khi Saturation (độ bão hòa) mô tả cường độ (độ tinh khiết) của màu sắc đó.

Khi màu được bão hòa hoàn toàn, màu đó được xem là phiên bản thuần khiết nhất. 

Các màu bậc 1/màu gốc như đỏ, xanh dương và vàng được coi là màu phiên bản thuần khiết nhất vì chúng đã bão hòa hoàn toàn (bởi không có màu nào khác có thể pha trộn mà ra được chúng).

Saturation là gì?
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 50

Cách sử dụng tương phản màu sắc đúng

Khi nói đến những kỹ thuật sử dụng màu sắc, sự tương phản là rất quan trọng, nếu không đủ tương phản mọi thứ sẽ lờ mờ và không rõ ràng.

Dù cho bạn có chọn font chữ đẹp đến cỡ nào nhưng nếu không đọc được thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng.

Tương phản là cách mà một màu có thể tách biệt với màu khác khi chúng ở cạnh nhau. Nó giúp chữ/đối tượng của bạn nổi bật với màu nền (ví dụ: chữ/icon màu đen trên nền trắng). Tương phản càng cao thì độ tách biệt giữa chúng càng lớn và ngược lại.

Sự tương phản màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến việc có thể đọc rõ
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 51

Thông thường mọi người hay nghĩ rằng chỉ cần khác màu là độ tương phản sẽ khác nhau, thực ra thì không hẳn là như vậy!

Bạn có thể có hai màu hoàn toàn khác nhau nhưng lại không có độ tương phản vì tone màu (saturation) của chúng giống nhau. Để kiểm tra độ tương phản màu sắc chính xác nhất, hãy biến chúng theo thang màu xám và xem lại độ tương phản của chúng.

Màu sắc tương phản cao và tương phản thấp
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 52

Hai màu sắc khác nhau hoàn toàn chưa chắc là có độ tương phản cao với nhau.

Hãy chú ý đến độ tương phản cho những nội dung quan trọng của bạn bởi nó sẽ giúp nội dung nổi bật. Chữ tối nền sáng hoặc chữ sáng nền tối đều ổn.

Lưu ý: Nếu như tất cả đều có tương phản cao thì điều đó có nghĩa là không có gì nổi bật cả. Giống như bạn highlight một câu trong 1 đoạn thì sẽ tốt hơn là tất cả các câu đều được highlight.

Quá nhiều highlight thì tác dụng của highlight sẽ biến mất
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 53

Những phương pháp phối màu cơ bản

Có 4 phương pháp phối màu cơ bản mà bạn cần biết.

Monochromatic (Phối màu đơn sắc)

Phối màu đơn sắc Monochromatic
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 54

Khi bạn có một đặc tính/tính cách quan trọng trong thương hiệu của bạn mà bạn muốn tập trung vào, một cách phối màu đơn sắc sẽ nhấn mạnh ý nghĩa của một màu thương hiệu đó.

Minh họa phối màu đơn sắc

Điều này có nghĩa là bạn chọn 1 màu chủ đạo trên Hue, và chỉ sử dụng màu đó với các biến thể của nó ở Tint, Shade và Tone. 

Đây là cách tối giản rất hay cho các thương hiệu mới bắt đầu, đơn giản gọn gàng.

Một ví dụ về phối màu đơn sắc dựa trên màu đỏ.

Phối màu đơn sắc dựa trên màu đỏ
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 55

Analogous (Phối màu tương tự)

Phối màu tương tự Analogous
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 56

Các màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu có mối quan hệ hài hòa, vì các màu liền kề thường có ý nghĩa cảm xúc tương tự nhau. 

Phương án phối màu tương tự là lựa chọn an toàn, nhưng như vậy không phải là tốt nhất để nổi bật hoặc thu hút sự chú ý. 

Minh họa phối màu tương tự

Mặc dù không có sự tương phản cao giữa các màu nhưng khi đi chúng với nhau chúng vẫn tạo ra sự hài hoà và vẫn đẹp như thường nhé.  

Thông thường cách phối màu này hay được mình sử dụng nếu làm infographic, biểu đồ thông tin vì những yếu tố sẽ hỗ trợ lẫn nhau tối đa.

Dưới đây là một phối màu tương tự những màu gần nhau trên bánh xe màu, dĩ nhiên lý thuyết bạn hoàn toàn có thể phối nhiều hơn 3 màu mà mình recommend, nhưng thực tế không cần nhiều màu đến vậy đâu:

Ví dụ phối màu tương tự Analogous

Complementary (Phối màu bổ sung, tương phản, đối lập)

Phối màu bổ sung tương phản Complementary

Tương phản là bởi các cặp màu đối diện với nhau trên bánh xe màu (nên sẽ luôn luôn có một màu sáng và một màu tối).

Minh họa màu bổ sung tương phản complementary

Bởi vì chúng đối lập nhau nên rất dễ tạo sự tương phản nổi bật.

Màu tương phản rất tốt cho hình ảnh năng động, kích thích, nhưng hãy cẩn thận khi sao chép màu của một thương hiệu khác vì chúng rất phổ biến. 

Màu tương phản đặc biệt phát huy công dụng khi bạn sử dụng trong những trường hợp cần highlight những điểm quan trọng và takeaways.

Hàm lượng màu trên hình cũng rất quan trọng, nếu bạn chọn hai màu tương phản nhưng 50% màu này và 50% màu kia thì sẽ rất nhức mắt, sẽ đẹp hơn nếu bạn chọn tỉ lệ từ 70:30 trở lên.

Dưới đây là một ví dụ cho một bảng màu mà sử dụng cách phối màu tương phản đối lập với nhau:

Ví dụ về phối màu tương phản, bổ sung, đối lập Complementary
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 57

Triadic (Phối màu bộ ba/tam giác)

Phối màu bộ ba Triadic
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 58

Ba màu phối với nhau thành hình tam giác trên bánh xe màu. Các phương án phối màu bộ ba có tính ổn định bởi có 1 cặp màu tương tự nhau và màu còn lại là màu tương phản với hai màu đó. 

Phần khó nhất là phải chọn được ba màu trùng với các đặc điểm nhận dạng cho thương hiệu của bạn. Có vài phiên bản phối tam giác khác nhau.

Minh họa phối màu tam giác đều
Minh họa phối màu tam giác đều
Minh họa phối màu tam giác cân
Minh họa phối màu tam giác cân

Phối màu bộ ba sẽ rất hợp với bạn khi sử dụng cho biểu đồ thanh hoặc hình tròn vì nó cung cấp độ tương phản bạn cần để tạo ra sự so sánh.

Nâng cấp hơn nữa từ phiên bản này là phối màu bộ 4,5 nhưng mình nghĩ nếu không phải designer, bấy nhiêu đây dư để bạn có thể tạo ra một sản phẩm đẹp rồi.

Phối màu bộ ba tam giác Triadic ví dụ
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 59

Tổng kết

Về cơ bản, những khái niệm căn bản nhất về màu sắc nằm trong hai hình bên dưới. Màu sắc là công cụ truyền tải thông điệp:

  • Những màu trên Hue là những màu sắc tươi sáng chưa bị trộn lẫn với bất kỳ màu nào nên chúng đại diện cho các thiết kế cần sự tươi sáng (như thiết kế logo), những trạng thái như trẻ trung, vui vẻ, tràn đầy năng lượng hay “cool”, những công ty trẻ, start up về công nghệ, dịch vụ thường sử dụng những màu sắc này.
  • Những màu trên Tint truyền tải một cảm giác nhẹ hơn, yên bình hơn và ít năng lượng hơn so với màu sắc tinh khiết trên Hue. Nó có thể được coi là nữ tính hơn tinh tế hơn. Các công ty trong ngành y tế, spa và làm đẹp cần những màu sắc này.
  • Những màu trên Shade có hiệu quả trong việc truyền đạt những trạng thái bí ẩn, đen tối, sang trọng hoặc nguy hiểm. Màu có thể hoạt động tốt với gradient (chuyển màu) khi được sử dụng với màu tinh khiết hoặc màu sáng hơn.

Tại sao màu sắc quan trọng trong marketing và quảng cáo?

Màu sắc nói một loại ngôn ngữ không thể ​sao chép. Nó đánh vào cảm xúc của chúng ta vì vậy cực kỳ hiệu quả trong thuyết phục.

Màu sắc trên bao bì của sản phẩm có thể thuyết phục chúng ta rằng nó có vị ngon hơn so với một sản phẩm cùng loại có màu khác. 

Các nhà sản xuất thuốc dựa vào màu sắc để làm thuốc ngủ có màu xanh, chất kích thích màu vàng và đỏ bởi vì đây là những màu sắc mà người tiêu dùng liên kết với tác dụng tương ứng của chúng.

Mặc dù nghe có vẻ khó tin nhưng có dữ liệu rất rõ ràng để chứng minh điều này. 85% người tiêu dùng nói rằng màu sắc là lý do chính họ chọn sản phẩm để mua. Ngoài ra, có tới 90% các quyết định về sản phẩm chỉ dựa trên màu sắc của chúng

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý màu sắc, 42% người tiêu dùng hình thành ý kiến ​​của họ về các trang web dựa trên các thiết kế của trang web, với màu sắc đóng góp nhiều hơn vào ý kiến ​​của họ hơn bất kỳ yếu tố nào khác.

Quick Sprout có cung cấp thêm bằng chứng về việc màu sắc ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn như thế nào.

Cách màu sắc ảnh hưởng đến thương hiệu và quyết định mua hàng

Màu sắc ảnh hưởng đến cảm xúc và thương hiệu
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 60

Màu sắc rất quan trọng trong marketing và quảng cáo, nhưng thách thức thực sự nằm ở việc khai thác tâm lý màu sắc để giao tiếp được với khách hàng của bạn. 

Có lẽ bạn đã biết những điều cơ bản của tâm lý màu sắc như đỏ = đam mê và trắng = sạch sẽ, nhưng đó chỉ là khởi đầu của tất cả những gì phức tạp mà màu sắc có thể ảnh hưởng đến cách người mua nghĩ và cảm nhận về sản phẩm.

Kỳ vọng của chúng ta chủ yếu bắt nguồn từ lập trình sinh học. Thiên nhiên đã dạy chúng ta những màu sắc nhất định có ý nghĩa gì và trong thiết kế, tốt nhất là sử dụng màu sắc theo quy tắc tự nhiên.

Hãy nhớ rằng: mọi người đưa ra quyết định mua hàng dựa trên những gì họ mong đợi từ màu sắc mà họ nhìn thấy.

Cách màu sắc ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thế giới không phải luôn luôn rõ ràng, cũng không phải lúc nào cũng logic. Cách tương tác của chúng ta với một màu sắc thậm chí có thể thay đổi tùy thuộc vào nền tảng văn hóa, nền tảng cá nhân và thị hiếu cá nhân.

Nhưng có những điểm chung chúng ta có thể ứng dụng dựa trên khoa học về tâm lý màu sắc, hãy kết hợp những điều này với việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu để hiểu sâu hơn về những gì mà khách hàng của bạn thích.

Ý nghĩa tâm lý học của các màu sắc

Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng. Trong phần này chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích 12 màu phổ biến nhất xem ý nghĩa và cách ứng dụng của chúng như thế nào.

Ý nghĩa của màu xanh dương

Ý nghĩa của màu xanh
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 61

Màu xanh thường được coi là một màu sắc nam tính, nhưng chúng ta không bàn đến ý nghĩa cụ thể của tất cả các màu xanh. Một vài ý nghĩa mà màu xanh mang lại bao gồm:

  • Bình tĩnh
  • Yên bình
  • Làm mới
  • Ổn định
  • Trách nhiệm
  • Hòa bình
  • Thư giãn
  • Nỗi buồn

Màu phổ biến nhất trên thế giới khi nói đến sở thích cá nhân (cho cả hai giới tính) và cách sử dụng trong logo doanh nghiệp.

Nó rất thường được sử dụng cho các tổ chức và doanh nghiệp, thể hiện sự đáng tin cậy, thường kết hợp với màu xám:

  • Công ty công nghệ: Intel, Microsoft, IBM, HP, Dell.
  • Công ty tài chính: Visa, Paypal.
  • Mạng xã hội: Facebook, Linkedin, Twitter.

Khi nào sử dụng màu xanh dương

Nếu bạn muốn ngay lập tức gắn liền thương hiệu với sự chuyên nghiệp và tin tưởng thì màu xanh là màu dành cho bạn. Vì nó phổ biến trên toàn cầu, nên nó cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn thu hút cả nam và nữ.

Sự liên kết của nó với sự bình tĩnh và yên tĩnh có nghĩa là màu xanh cũng phù hợp nếu công việc kinh doanh của bạn thuộc về những thứ như thư giãn, trị liệu hoặc thiền định. 

Ý nghĩa của màu xanh lá cây

Ý nghĩa của màu xanh lá cây
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 62

Là một màu mát mẻ, màu xanh lá cây là tốt nhất cho các thương hiệu có sự bình tĩnh, trưởng thành và chuyên nghiệp. Trên thực tế, nó còn được biết đến với khả năng làm giảm huyết áp và nhịp tim ở người xem. Một số liên kết mà chúng ta thường có xu hướng nghĩ đến với màu xanh lá cây là:

  • Tài chính
  • Môi trường
  • Sức khỏe
  • May mắn
  • Sự phát triển
  • Sự giàu có
  • Hòa hợp
  • Cân đối
  • Làm mát
  • Sự đổi mới

Màu xanh lá cây có sự liên kết phổ biến với thiên nhiên, với cỏ, cây. Nó cũng đại diện cho sự tăng trưởng và đổi mới, là màu của mùa xuân và tái sinh.

Màu xanh lá cây (và đặc biệt là màu xanh lá đậm) cũng liên quan đến tiền, nó cũng đại diện cho sự thịnh vượng và ổn định.

Màu xanh lá cây khi kết hợp với các màu khác như màu đỏ, vàng và xanh lam (logo của Microsoft và Google) sẽ mang lại cảm giác cân bằng thị giác bởi màu xanh lá đem lại cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn.

Các thương hiệu nổi tiếng sử dụng các sắc thái khác nhau của màu xanh lá cây baogồm Starbucks, Spotify và Whole Food Market. Một thương hiệu màu xanh lá rất nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay là Grab.

Và điều đặc biệt là gì bạn biết không? Grab không hoàn toàn định vị thương hiệu của mình gói gọn trong một app gọi xe hay delivery, mà bức tranh xa là trở thành một tập đoàn về tài chính, đây mới là thứ cuối cùng Grab nhắm đến. 

Với tầm nhìn đó, ngay từ đầu họ đã chọn màu xanh lá, là màu của sự thịnh vượng và giàu có. Và nó cũng là một trong những màu rất nổi bật nếu dùng với một khối lượng lớn.

Khi nào sử dụng màu xanh lá

Sự kết nối với thiên nhiên làm cho màu xanh lá cây trở thành một lựa chọn tự nhiên cho một thương hiệu thân thiện với môi trường, hữu cơ hoặc bền vững.

Cũng như màu vàng, hãy cảnh giác với thực tế là trong khi các màu xanh lá nhạt hoặc sáng hơn có thể đại diện cho tự nhiên, các phiên bản xanh lá neon sẽ có tác dụng ngược lại và sẽ tạo cảm giác nhân tạo hơn, năng động hơn.

Trên website, một nút kêu gọi hành động màu xanh lá cây có thể gợi ý không tồi cho bạn. 

Ý nghĩa của màu tím

Ý nghĩa của màu tím
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 63

Màu tím là màu của sự huyền bí, bí ẩn và gợi cảm, và nó không phải là màu sắc chúng ta thường thấy trong tự nhiên. Các liên kết phổ biến chúng ta có với màu tím bao gồm:

  • Tiền nhuận bút
  • Sang trọng
  • Âm mưu
  • Ma thuật
  • Huyền bí
  • Huy chương
  • Sự giàu có
  • Tưởng tượng
  • Tâm linh

Màu tím là một màu thú vị: nó vừa ấm áp vừa mát mẻ, kết hợp niềm đam mê và năng lượng của màu đỏ với sự bình tĩnh, thanh thản của màu xanh.

Nó có sự liên kết với hoàng gia, màu tím vốn uy tín và sang trọng. Thuốc nhuộm màu tím rất đắt tiền trong lịch sử, chỉ những người giàu có mới có thể mua được. Màu tím cũng gắn liền với tôn giáo và tâm linh bao gồm Thiên chúa giáo, Do Thái giáo và Phật giáo.

Ultra Violet chính là trend color của năm 2018. (theo Pantone).

Trong Harry Potter, nhà quyền quý nhất, kiêu hãnh nhất, nơi xuất thân của những kẻ thù mạnh mẽ nhất chính là nhà Slytherin, và nhà này có màu đặc trưng là màu tím.

Bạn có thể thấy việc sử dụng màu tím điển hình trong thương hiệu Asprey, một công ty dành cho giới quý tộc của Anh có di sản từ những năm 1700 và Royal Warrant cho mọi quốc vương Anh kể từ Nữ hoàng Victoria.

Khi nào sử dụng màu tím

Sử dụng màu tím khi bạn muốn gợi lên sự sang trọng, xuất xứ hoàng gia, bạn có thể kết hợp nó với vàng để tạo điểm nhấn nổi bật.

Hoặc sử dụng nó khi bạn muốn thêm một chút huyền bí và tâm linh cho thương hiệu của bạn. Thêm một số màu xanh lá cây sẽ cho một sự tương phản thực sự nổi bật hoặc kết hợp với màu hồng để làm nổi bật sự nữ tính. 

Ý nghĩa của màu đỏ

Ý nghĩa của màu đỏ
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 64

Màu đỏ là màu thu hút sự chú ý, rực rỡ, nóng bỏng thường được liên kết với:

  • Niềm đam mê
  • Năng lượng cao
  • Tình yêu
  • Ấm áp
  • Ngọn lửa
  • Chiến tranh
  • Sự phẫn nộ
  • Nguy hiểm
  • Sự tự tin

Màu đỏ là màu gắn liền với sức nóng của năng lượng, đam mê và tình yêu. Chúng ta nhìn thấy màu đỏ khi chúng ta giận dữ và nó cũng là màu của máu, sức mạnh, quyền lực và biển báo nguy hiểm,…

Những hình ảnh và cảm xúc này làm cho nó trở thành một màu sắc mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu. Hãy nghĩ về màu đỏ đậm của một chiếc xe cứu hỏa hoặc biển báo dừng, cấm khi bạn đi trên đường. 

Màu đỏ cũng được cho là có tác dụng kích thích sự thèm ăn, đó là lý do tại sao nó phổ biến trong các chuỗi thức ăn nhanh, nổi tiếng nhất là McDonald, họ kết hợp màu đỏ với một màu chính khác màu vàng.

Netflix sử dụng màu đỏ để thu hút khách hàng với ý nghĩa nếu đã xem các bộ phim Netflix bạn sẽ bị cuốn hút mãnh liệt (mà đúng là vậy thật). Nút Play đỏ logo của youtube đã trở thành một biểu tượng ngày nay. Một thương hiệu màu đỏ nổi tiếng khác là Coca-Cola (các biển quảng cáo, chiến dịch truyền thông của Coca cũng đều có màu chủ đạo là đỏ).

Khi nào sử dụng màu đỏ

Nếu bạn có một thương hiệu lớn và muốn nổi bật, thì màu đỏ có thể là màu dành cho bạn. Năng lượng cao của nó làm cho nó trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho đồ uống caffeine, quảng cáo những chiếc xe chú trọng vào tốc độ hoặc xe thể thao.

Với phẩm chất kích thích sự thèm ăn của màu đỏ, nó là một lựa chọn tốt cho các nhà hàng muốn mang lại cảm giác đói cho khách hàng (điển hình như nhà hàng người Hoa).

Nó cũng có thể được sử dụng làm màu nhấn để thu hút sự chú ý vào thứ gì đó trên bao bì hoặc nút kêu gọi hành động “mua ngay bây giờ” trên trang web của bạn. 

Ý nghĩa của màu cam

Ý nghĩa của màu cam
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 65

Các liên kết khác mà người tiêu dùng có xu hướng nghĩ đến với màu cam là:

  • Thiếu niên
  • Giá cả phải chăng
  • Sức sống
  • Sự thân thiện
  • Hài hước
  • Thay đổi theo mùa (đặc biệt là mùa hè sang mùa thu)

Màu cam kết hợp sự ấm áp và sức nóng của màu đỏ với sự vui tươi của màu vàng. Nó thu hút sự chú ý mà không táo bạo như màu đỏ, và được sử dụng cho các biển cảnh báo, nón bảo hộ giao thông và quần áo cần khả năng gây sự chú ý cao.

Nó tràn đầy năng lượng và có thể mang đến cảm giác về sức khỏe và sức sống, nhờ liên kết rõ ràng với trái cam và vitamin C. Nó cũng là màu sắc trẻ trung, mang đến yếu tố sống động và vui vẻ.

Một ví dụ điển hình của việc sử dụng màu cam để thúc đẩy tham vọng hướng ra thế giới, Firefox sử dụng hình tượng con cáo màu cam bao quanh trái đất, trong khi màu cam cũng là màu phổ biến cho đồ uống giải khát như Fanta.

  • Màu cam sáng: đem lại sự tươi vui, đầm ấm, …
  • Màu cam tối: mang lại cảm giác lừa dối, không tin tưởng, sự nuối tiếc…
  • Màu cam đỏ: sự ham mê, khoái lạc, thống trị, gây hấn,… 

Khi nào sử dụng màu cam

Màu cam có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho một thương hiệu trẻ trung và sáng tạo muốn có một chút khác biệt so với các thương hiệu khác.

Nó là màu sắc thân thiện, cũng kích thích hành động như màu đỏ, nó có thể được sử dụng làm màu nhấn để bắt mắt và thúc đẩy hành động.

Như ở Eladiy, mình chọn màu nhấn là màu cam bởi nó đại diện cho tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên có một điểm nhỏ thú vị ở đây là logo mình sử dụng Gradient để diễn tả sự chuyển biến nhận thức màmình muốn tạo ra hay những sự phát triển mà mình truyền tải trong các thông tin mình mang đến với khán giả của mình. 

Ý nghĩa của màu vàng

Ý nghĩa của màu vàng
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 66

Khách hàng liên kết màu vàng với sự lạc quan và khả năng chi trả. Một số liên kết cơ bản của nó là:

  • Năng lượng
  • Hạnh phúc
  • Nguy hiểm
  • Thiếu niên
  • Tinh nghịch
  • Vui vẻ
  • Ấm áp

Màu vàng là màu của mặt trời, mặt cười và hoa hướng dương. Màu vàng là màu sắc của hạnh phúc, trẻ trung, tràn đầy hy vọng và tích cực. Nó cũng là một màu khác dễ thu hút sự chú ý của bạn và vì lý do đó nó cũng có thể được sử dụng để biểu thị sự cảnh báo, như màu đỏ và màu cam.

Các vòm vàng của McDonald là một biểu tượng được công nhận trên toàn cầu có thể nhìn thấy từ xa và ngay lập tức được liên kết với thức ăn nhanh. sự nhanh chóng tiện lợi và cho người khác cảm giác đây là một món hời.

Dù màu vàng thu hút sự chú ý, sống động nhưng vì nó là một màu quá sáng, nên nó sẽ hơi khó chịu nếu đứng một mình (kiểu giống như có tia sáng chiếu thẳng vào mặt bạn vậy), bởi vậy bạn sẽ thường thấy nó được kết hợp chung với các màu khác (vàng vẫn chủ đạo) để tạo nên tổng thể nổi bật. 

Khi nào sử dụng màu vàng

Màu vàng là một lựa chọn tuyệt vời nếu tốc độ, niềm vui và chi phí thấp là các tính từ mà bạn muốn liên kết với thương hiệu của bạn.

Mặc dù vậy, hãy cẩn thận với các sắc thái khác nhau: màu vàng sáng sẽ thu hút sự chú ý của mọi người ngay lập tức và đó là một cách hay để làm nổi bật một thiết kế, màu vàng nhạt hoặc vàng ấm có thể trông tự nhiên và khỏe mạnh nhưng màu vàng neon lại mang tính chất nhân tạo rất nhiều.

Đọc đến đây chắc các bạn cũng hiểu tại sao thương hiệu gọi xe Be lại chọn màu vàng làm màu branding đúng không. 

Ý nghĩa của màu hồng

Ý nghĩa của màu hồng
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 67

Có rất nhiều ý nghĩa xung quanh màu hồng và các liên kết về giới tính của nó, nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về những gì màu hồng ảnh hưởng trong marketing và quảng cáo. Màu hồng có thể hiểu là:

  • Vui vẻ
  • Nữ tính
  • Lạc quan
  • Ngọt
  • Tinh tế
  • Lãng mạn
  • Bình yên

Trong thời hiện đại, thật khó khi chúng ta nhìn thấy màu hồng mà không nghĩđến những bé gái, kẹo bông hay kẹo cao su. Màu hồng tượng trưng cho sự nữ tính và lãng mạn, nhạy cảm và dịu dàng.

Nó vốn dĩ ngọt ngào, dễ thương và quyến rũ. Cùng với màu nâu, màu hồng là một trong những màu ít phổ biến nhất trong thiết kế logo.

Các ứng dụng điển hình của màu hồng sáng bao gồm búp bê Barbie và Cosmopolitan, với các thị trường mục tiêu rõ ràng của họ, như hãng kem Baskin Robbins và Dunkin ‘s Donuts, Donut king…

Một hãng khá nổi tiếng có logo màu hồng đó là johnson and johnson, đối tượng hướng đến đầu tiên của hãng này là các bà mẹ và em bé, những đặc tính của màu hồng cực kỳ phù hợp với đối tượng của họ. Các sản phẩm dành cho phụ nữ khác như Diana, Kotex,… cũng đều sử dụng màu hồng.

Khi nào sử dụng màu hồng

Lựa chọn màu hồng là một cách giao tiếp rất nhanh với phụ nữ và nó sẽ thu hút thị trường mục tiêu nữ của bạn, thì đó là một lựa chọn tuyệt vời. Bạn cũng có thể sử dụng nó theo những cách bất ngờ để nổi bật so với các đối thủ của bạn hoặc khi bạn muốn tạo ra thêm một yếu tố bất ngờ. 

Ý nghĩa của màu đen

Ý nghĩa của màu đen
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 68

Màu đen về mặt kỹ thuật có thể là sự vắng mặt của màu sắc nhưng nó cũng thể hiện sự mạnh mẽ và táo bạo. Đây là một số liên kết chúng ta có với màu đen:

  • Sang trọng
  • Bí ẩn
  • Quyền lực
  • Chỉnh chu
  • Thanh lịch
  • Bóng tối
  • Huyền bí
  • Điều khiển

Mặc dù màu đen có thể có ý nghĩa tiêu cực mang màu sắc của sự chết chóc,sợ hãi và đau buồn, nó vẫn thường gắn liền với sức mạnh và sự thanh lịch khi nói đến thương hiệu và marketing. Nó táo bạo, mạnh mẽ và một chút bí ẩn.

Các thương hiệu xa xỉ như Chanel và Dior giữ cho mọi thứ sành điệu với logo đentrắng mang tính biểu tượng. Các thương hiệu như thế này muốn có một chút đáng sợ và uy nghiêm vì điều đó làm cho họ độc quyền và khiến mọi người khao khát hơn.

Khi nào sử dụng màu đen

Nếu bạn muốn truyền tải một cảm giác sang trọng, bạn sẽ rất dễ với cách phối màu đen trắng đơn giản. Kết hợp với vàng, bạc (màu kim loại) hoặc màu tím hoàng gia, bạn sẽ mang đến cho thương hiệu của bạn một không khí độcquyền và uy tín.

Mặt khác, màu đen cũng có thể được sử dụng với màu sáng để tương phản và khi kết hợp với các màu mạnh khác như đỏ hoặc cam, nó có thể truyền tải cảm giác mạnh mẽ, thậm chí…hung dữ. 

Ý nghĩa của màu trắng

Ý nghĩa của màu trắng
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 69

Màu trắng là một màu rỗng. Nó tươi, mới và thu hút các liên kết sau:

  • Sạch sẽ
  • Độ tinh khiết
  • Khoảng trống
  • Sự đơn giản
  • Thiếu niên
  • Tôn vinh
  • Hòa bình
  • Nhạt nhẽo

Nếu bạn biết về khoa học thì bạn sẽ biết rằng ánh sáng trắng thực sự chứa tất cả các màu sắc của cầu vồng, nhưng với mắt thường thì ngược lại: nó không chứa bất kỳ màu nào.

Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và ngây thơ và tạo ra thẩm mỹ tối giản. Nó có thể rất đơn giản, sạch sẽ và hiện đại. Nó cũng là màu trung tính nhất trong tất cả.

Quảng cáo và bao bì của Apple là một minh họa mạnh mẽ về cách sử dụng màu trắng cho thẩm mỹ hiện đại và tối giản, đặt thiết kế sản phẩm làm trung tâm. Marc Jacobs in logo đen đơn giản lên các hộp bán lẻ và túi mua sắm sang trọng màu trắng. 

Các thương hiệu sức khỏe và sắc đẹp muốn truyền tải một không khí tinh khiết và các thành phần tự nhiên cũng sẽ có xu hướng sử dụng màu trắng trong bao bì của họ.

Màu trắng cũng phù hợp cho các thương hiệu đám cưới, do sự liên kết truyền thống với trinh tiết và váy cưới.

Khi nào sử dụng màu trắng

Không gian trắng có thể quan trọng trong một thiết kế như tất cả các yếu tố sáng tạo khác. Màu trắng có xu hướng là màu được sử dụng cho nền trang web vì nó đảm bảo rằng văn bản của bạn dễ đọc. Nó cũng thường được sử dụng như một điểm nhấn phụ trong bảng màu.

Cùng với màu hồng, nó có thể mang đến cảm giác về mùa xuân và sự nữ tính, nó cũng có thể kết hợp với màu đen đơn thuần để trở nên cổ điển và tối giản.

Trong trường hợp của màu trắng, bạn hoàn toàn có thể chọn bất kỳ màu nào đi cùng với nó. Nó là màu quốc dân có thể kết hợp với bất kỳ màu nào.

Ý nghĩa của màu nâu

Ý nghĩa của màu nâu
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 70

Màu nâu là màu bạn có thể tin tưởng. Trong marketing và quảng cáo, màu nâu có nghĩa là:

  • Đáng tin cậy
  • Cổ hủ
  • Trái đất
  • Nam tính
  • Tự nhiên
  • Ấm áp

Màu nâu là một màu tự nhiên, liên kết với trái đất và kết quả là mang lại cảm giác ổn định và hỗ trợ. Với liên kết của nó với trái đất, màu nâu mang đến suy nghĩ về nông nghiệp và các hoạt động ngoài trời khác.

Màu nâu thể hiện sự nhiệt tình và thân thiện, thiết thực và đáng tin cậy, và cũng cóthể đại diện cho kiểu cũ, truyền thống.

Màu nâu không được sử dụng thường xuyên trong logo. Mặc dù màu xanh là màu đặc trưng của công ty, UPS đã sử dụng màu nâu để thể hiện độ tin cậy (cùng với việc bổ sung màu vàng để mang đến yếu tố ấm áp và thân thiện).

Kẹo socola M&M, Louis Vuitton là những thương hiệu nổi tiếng gắn với màu nâu. Thương hiệu xa xỉ Louis Vuitton nổi tiếng với các mặt hàng da và thời trang. Màu nâu cũng nói lên sự khéo léo tinh tế, handmade và sự sang trọng vượt thời gian trong các sản phẩm của họ.

Khi nào sử dụng màu nâu

Màu nâu là một màu ấm, trung tính mà bạn có thể sử dụng làm nền để truyền tải sự ấm áp và lành mạnh. Sử dụng nó cho một thương hiệu gắn với đất, nông nghiệp, cà phê và bắt cặp một cách tự nhiên với màu xanh lá cây để thực sự truyền tải được cảm giác hữu cơ.

Bạn cũng có thể sử dụng màu nâu để tạo ấn tượng về một di sản và ý thức về sự truyền thống, cổ điển. 

Ý nghĩa của màu kim loại: bạc, vàng gold

Ý nghĩa của màu kim loại bạc vàng gold
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 71

Vàng và bạc đều là kim loại quý, gắn liền với sự giàu có và trang sức đắt tiền. Thường được kết hợp với màu đen, thêm một chút kim loại lấp lánh có thể ngay lập tức mang lại cho một thương hiệu yếu tố quyến rũ.

Vàng cũng là màu của một người chiến thắng, được liên kết như với huy chương cho vị trí đầu tiên, và có thể đại diện cho thành công. Nó có màu ấm áp liên quan đến màu vàng và kết quả là chia sẻ các thuộc tính của cảm giác tươi sáng và vui vẻ.

Bạc mát hơn và kém sang trọng hơn một chút, đứng ở vị trí thứ hai nhưng vẫn đại diện cho sự duyên dáng và thanh lịch.

Vị trí thứ ba bằng đồng đại diện cho những phẩm chất của màu nâu và do đó, nó có nhiều màu đất, tự nhiên và trưởng thành hơn.

Rolex sử dụng vương miện vàng trong logo của mình, trong khi Lamborghini và Porsche cũng sử dụng các yếu tố vàng.

Logo một màu của Louis Vuitton có thể được gọi là vàng và nâu. Rõ ràng, vàng là màu của sự sang trọng. Mặt khác, bạc được sử dụng rất nhiều trong logo xe hơi của hãng VW, Toyota, Hyundai, Nissan, Audi, Mercedes, nó biểu thị cho chất lượng và tay nghề.

Khi nào sử dụng màu kim loại

Hiệu ứng kim loại có thể khó tạo ra trên môi trường online. Nó thiên về tính vật liệu và kết cấu hơn là màu sắc.

Vàng thực chất là màu vàng sáng bóng, bạc có màu xám sáng bóng và màu nâu đồng sáng bóng.

Bạn vẫn có thể đề xuất màu kim loại trên trang web hoặc trong logo bằng cách sử dụng màu và tô sáng nhưng toàn bộ tác động sẽ được nhìn thấy trên các vật liệu in tốt hơn, bạn cũng có thể sử dụng giấy bạc để có được ánh kim loại đó.

Nếu bạn cần người khác ngay lập tức nói về thương hiệu của bạn là sangtrọng, hãy nghĩ ngay đến màu kim loại và màu đen.

Sự kết nối giữa giới tính và màu sắc

Tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu, chuyên gia marketing Neil Patel đã đưa ra một infographic tuyệt vời về cách đàn ông và phụ nữ trải nghiệm và phản ứng với màu sắc khác nhau. Đàn ông và phụ nữ có sở thích màu sắc khác nhau.

Sự liên kết giữa màu sắc và giới tính
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 72
  • Màu xanh là màu được ưa chuộng nhất bởi cả nam giới (29%) và nữ giới (26%).
  • Đàn ông và phụ nữ đều không thích màu nâu nhất.
  • Màu sắc không được yêu thích cũng thường được xem là “màu rẻ tiền”.
  • Đàn ông thích ứng với những màu xám (hoặc những màu gốc cộng thêm xám) tốt hơn.
  • Phụ nữ thích màu tint trong khi đàn ông thích màu gốc hoặc shade.
  • Đa số nam giới (56%) và phụ nữ (76%) thích màu sắc mát mẻ nói chung.
  • Số lượng người không thích cam và vàng ngày càng tăng khi cả hai giới già đi.

Thông thường phụ nữ sẽ thấy được nhiều màu hơn nam giới, họ có thể phân biệt màu đa dạng trong khi nam giới sẽ chỉ nói được tên những màu nguyên bản.

  • Điều này có nghĩa gì với bạn?
  • Khán giả chính của bạn là nam hay nữ? Họ bao nhiêu tuổi?
  • Liệu những màu mà bạn dùng trong content có thu hút được họ không?

Hãy thử rà soát lại một lần xem những insight này có thể giúp gì cho thương hiệu/sản phẩm của bạn.

Sự kết nối giữa từ ngữ và màu sắc

Trong một cuộc khảo sát, mọi người được yêu cầu chọn màu mà họ liên kết với các từ cụ thể thì:

  1. Lòng tin: Hầu hết đã chọn màu xanh lam (34%), tiếp theo là trắng (21%) và xanh lá cây (11%)
  2. Tính bảo mật: Màu xanh xuất hiện đầu tiên (28%), tiếp theo là màu đen (16%) và màu xanh lá cây (12%)
  3. Tốc độ: Màu đỏ được yêu thích áp đảo (76%)
  4. Giá rẻ: Cam đứng đầu (26%), tiếp theo là vàng (22%) và nâu (13%)
  5. Chất lượng cao: Đen là người chiến thắng (43%), sau đó là màu xanh (20%)
  6. Công nghệ cao: Điều này gần như chia đều, với màu đen là lựa chọn hàng đầu (26%) và thứ hai màu xanh và xám (đều 23%)
  7. Độ tin cậy: Màu xanh là lựa chọn hàng đầu (43%), tiếp theo là màu đen (24%)
  8. Can đảm: Hầu hết chọn màu tím (29%), rồi đỏ (28%) và cuối cùng là xanh (22%)
  9. Sợ hãi / Khủng bố: Màu đỏ đứng đầu (41%), sau đó là màu đen (38%)
  10. Vui vẻ: Màu cam là lựa chọn hàng đầu (28%), theo sát là màu vàng (26%) và sau đó là màu tím (17%)
Sự liên kết giữa màu sắc với từ ngữ
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 73

Màu sắc tốt nhất cho nút kêu gọi hành động trên website

Rất nhiều các nghiên cứu về màu sắc tốt nhất cho CTA (Call to Action, kêu gọi hành động) đã được nghiên cứu, tuy nhiên kết quả lại không hoàn toàn rõ ràng. 

Tổng thể bối cảnh cũng rất quan trọng đối với quyết định mua hàng và đôi khi nút CTA tối ưu phụ thuộc vào thiết kế tổng thể, thương hiệu và sản phẩm cụ thể.

Tuy nhiên, có hai quy tắc bạn có thể áp dụng ngay: 

  1. Màu sắc sử dụng cho CTA của bạn phải dễ nhìn thấy, nhưng không được chướng mắt; nó nên bổ sung cho thiết kế tổng thể của trang web nhưng vẫn có sự tương phản đủ để dễ dàng nhận ra. 
  2. CTA nói chung, và nút thanh toán nói riêng, nên lớn, rõ ràng và đơn giản, đặt trên nền đơn giản để không làm mất tập trung người xem.

Vậy trong thiết kế web thì nên sử dụng bao nhiêu màu? Lời khuyên của mình là chỉ 3 mà thôi: màu đen/xám đậm cho chữ, trắng cho nền và một màu nhấn cho CTA.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có ba màu sắc có xu hướng hoạt động tốt nhất cho các CTA:

  1. Màu đỏ rất dễ nhìn thấy, nổi bật so với hầu hết các mẫu thiết kế, và gợi ý sự cấp bách và hứng thú. 
  2. Màu xanh lá cây là màu sắc dịu hơn, nhưng đôi khi nó giúp làm dịu những người mua sắm nhất định vào một quyết định, đặc biệt nếu dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn có liên quan đến thư giãn, hòa bình, tâm lý hay môi trường.
  3. Cuối cùng, màu cam / vàng có liên quan đến sự ấm áp, hạnh phúc và hành động. 

Có một hiệu ứng thiết kế gọi là hiệu ứng Amazon (bởi nó bắt đầu từ Amazon): tất cả các nút của Amazon đều có cùng một màu – màu vàng. Và sự đồng nhất từ đầu đến cuối cho mọi vị trí đặt nút hoặc điểm nhấn của Amazon. 

Nút màu vàng của Amazon
Sử dụng màu sắc trong marketing và quảng cáo như thế nào cho hiệu quả? 74

Những chỗ nào có điểm nhấn trên Amazon đều sử dụng màu vàng đồng nhất

Điều này giúp Amazon tạo ra thói quen cho khách hàng rằng: màu vàng là màu của hành động, mua hàng (mà là hàng giá rẻ với dịch vụ tuyệt vời nhé)!

Làm sao chọn được màu sắc cho thương hiệu, sản phẩm của bạn?

Cũng giống như màu sắc, thương hiệu của bạn có những cá tính của riêng nó và người tiêu dùng theo đuổi các sản phẩm phù hợp với tính cách của riêng họ. 

Xác định tính cách thương hiệu của bạn rõ ràng sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng và nó giúp bạn nhắm đến đúng người.

Vì vậy, cá tính thương hiệu của bạn là gì? Hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi mình sáu câu hỏi cơ bản sau:

  1. Giới tính: Thương hiệu/sản phẩm của bạn là dành cho nam hay nữ?
  2. Tinh thần: Thương hiệu/sản phẩm của bạn vui tươi hay nghiêm túc?
  3. Giá trị: Thương hiệu/sản phẩm của bạn sang trọng, đắt đỏ hay giá cả phải chăng?
  4. Thời gian: Thương hiệu/sản phẩm của bạn có tính hiện đại hay cổ điển lâu đời?
  5. Tuổi: Thương hiệu/sản phẩm của bạn trẻ trung hay trưởng thành?
  6. Năng lượng: Thương hiệu/sản phẩm của bạn sặc sỡ ấn tượng hay nhẹ nhàng?  

Hãy suy nghĩ cẩn thận câu trả lời cho 6 câu hỏi và lấy nó làm kim chỉ nam để lựa chọn màu sắc cho thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

Sau khi bạn trả lời xong các câu hỏi trên hãy đánh giá thứ tự mức độ quan trọng của mỗi câu hỏi thuộc tính dựa trên lĩnh vực và ngành của bạn. 

Ví dụ nếu ngành của bạn là nhà hàng khách sạn thì các câu hỏi về Tinh thần, Giá trị và Thời gian là những thứ bạn nên quan tâm; nếu ngành của bạn là giáo dục thì độ tuổi, giá trị và thời gian là những điều bạn cần xem xét…

Việc đánh giá này sẽ dựa trên những hiểu biết của bạn về ngành/lĩnh vực/sản phẩm mà bạn đang làm để rút ra được đâu là điều quan trọng nhất, đừng bao giờ để cả 6 tính chất đều quan trọng như nhau, luôn phải ưu tiên cho những giá trị quan trọng nhất, bạn càng rõ ràng, màu mà bạn chọn càng chính xác!

Mình đã tổng hợp một clip đầy đủ về cách sử dụng 6 câu hỏi này kết hợp với một vài công cụ khác để giúp bạn tìm ra những màu sắc cần thiết cho thương hiệu và sản phẩm của mình.

Những trang web được nhắc đến trong clip:

  1. Chọn màu chính của brand dựa trên 6 câu hỏi
  2. Chọn màu trên Pantone
  3. Chọn những màu còn lại

Hãy đọc lại một lần nữa những gợi ý về ý nghĩa màu sắc, những màu phổ biến đã được tổng hợp ở phần trước nhé.

Những công cụ giúp bạn trích dẫn màu để sử dụng lại từ những sản phẩm, hình ảnh và thương hiệu có sẵn

Nếu bạn là marketer (hoặc định hướng trở thành marketer) thì việc phải trình bày sản phẩm của mình cho khách hàng theo đúng tinh thần nhãn hàng, thương hiệu của họ là cực kỳ quan trọng, nó nâng tầm phần trình bày của bạn lên rất nhiều.

Có rất nhiều công cụ để làm việc này nhưng mình đề xuất các bạn 2 phương án dưới đây cùng các công cụ mà mình thấy là tiện lợi và dễ sử dụng nhất:

Cách đầu tiên là dùng website, bạn chỉ cần upload hình ảnh bạn muốn phân tích màu lên website là xong.

Cách thứ hai là dùng app:

  1. PANTONE studio (iOS miễn phí có tính phí với bản nâng cấp, Android 8$)
  2. B. Color Viewfinder (chỉ có trên iOS, Android có app tương tự)
  3. C. Color Grab (Android)

Và đây là phần hướng dẫn sử dụng:

Tổng kết về màu sắc trong marketing

Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn hiểu thêm về cách màu sắc hoạt động, cách nó thể hiện trong marketing và ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào.

Khi bạn đã nắm bắt được điều đó, bạn sẽ dễ dàng sử dụng màu chính xác hơn để nâng cấp các quảng cáo và chiến dịch marketing cụ thể của riêng bạn.

Đây là lúc để bạn áp dụng những kiến thức ở trên vào thương hiệu và sản phẩm của bạn.

Bạn có rút ra được bài học nào thú vị không? Bạn thích màu nào nhất? 

Comment xuống bên dưới cho mình biết nhé :)

Shares79Pin

Photo of author

Lê Đình Tân

Founder của Leap Content - marketing nerd. Sở thích: đọc và tự mày mò những thứ hay ho một mình. Về cơ bản, là người chịu trách nhiệm để mọi bài post ở LeapContent đều "trên cả tuyệt vời".

Cùng thảo luận nào!

Email của bạn sẽ được giữ kín. Những phần bắt buộc có đánh dấu *.