mạng xã hội không phải là nơi bền vững để phát triển business

Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là fanpage Facebook?

Shares22Pin

Trong thời đại mỗi mạng xã hội đang ngày càng phổ biến thì giá trị và chất lượng mà bạn nhận được ở đó sẽ ngày càng giảm. Chúng sẽ giảm theo cùng một cách và cùng một lý do.

Nếu bạn không biết về điều này, bạn sẽ rơi vào cái bẫy “trending traffic” hết lần này đến lần khác. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những câu chuyện thành công của “ngôi sao trên mạng xã hội” nào đó kiếm được rất nhiều tiền từ quảng cáo, sau đó bạn nhảy vào một nền tảng mới đang hot (như Tiktok chẳng hạn) khi đã quá muộn và nhận được một sự thất vọng khác.

Vậy điều gì dẫn đến sự sụt giảm chất lượng không thể tránh khỏi của các platform social (và tại sao mình lại tập trung xây dựng website, sở hữu platform của riêng mình)?

Hãy đọc tiếp…

Tại sao lại phải tập trung xây dựng website thay vì fanpage hay kênh Youtube?

Hãy suy nghĩ điều này: 

Nếu bạn là một YouTuber, bạn không sở hữu nền tảng Youtube của mình. Bạn có thể rất thành công trên YouTube và kiếm được nhiều tiền từ việc đặt quảng cáo của họ trên video của bạn, nhưng bạn sẽ luôn phụ thuộc vào YouTube.

Nếu họ thực hiện một thay đổi thuật toán hoặc luật mới khiến bạn mất doanh thu, bạn không thể làm bất cứ điều gì để phản đối hay thay đổi được họ. 

Đó là trường hợp của Youtuber travel nổi tiếng Khoai Lang Thang đã từng đau khổ như thế nào khi Youtube tắt kiếm tiền trên những video của anh ấy vì có liên quan đến hình ảnh trẻ em (dù nội dung của anh hoàn toàn trong sáng và hướng đến điều tốt).

Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là mạng xã hội?
Câu chuyện của Youtuber Khoai Lang Thang là một ví dụ điển hình khi mọi thứ đều phụ thuộc vào nền tảng Youtube

Cách đây không lâu vụ việc Youtube tắt kiếm tiền đối với Khoai Lang Thang đã làm mọi người bàn tán xôn xao nhưng rốt cuộc mọi thứ vẫn như vậy.

Thử nghĩ, một ngày đẹp trời, nếu họ đột nhiên đóng tài khoản của bạn mà không có cảnh báo (nó xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ), bạn không thể làm gì được.

Bạn mất công việc mà mình đang làm để tạo ra thu nhập cho bản thân (có khi là cả cho gia đình bạn), và tất cả những gì bạn có thể làm là phàn nàn và buồn bã.

Nền tảng của bên thứ ba như Youtube, Facebook, Instagram… vốn không ổn định. Lượng reach cho bài post video của bạn giảm đều trong khi tiền quảng cáo ngày càng tăng (điều họ muốn là bạn phải trả tiền để được chia sẻ thông điệp của mình).

Và chưa hết…

Đây là câu chuyện mà bạn nên đọc về con quái vật Instagram

Đây là câu chuyện minh họa hoàn hảo những gì mình đang nói. Bạn nên bấm vào link và đọc nó đầy đủ, nhưng mình sẽ tóm tắt ngắn gọn ở đây:

  • Đây là câu chuyện về một người đã xây dựng được số lượng follower cao trên Instagram và bắt đầu tập trung cho nó như một nguồn thu nhập chính của mình.
  • bắt đầu tăng lượng khán giả của mình một cách tự nhiên, đăng những content tốt và về cơ bản cô nhận được khá nhiều tiền quảng cáo từ nền tảng này trong giai đoạn đầu.
  • Sau đó, Instagram đột ngột thay đổi thuật toán, lượng organic reach giảm rất nhiều và để duy trì thu nhập, cô bắt đầu làm những việc mà cô không bao giờ muốn làm. Cô ấy bỏ tiền để mua follower giả, mua engagement giả, sử dụng tool để tự động like, comment, để tự động unfollow và follow những đối tượng có lợi (dù đó là người cô không quen biết)… Và cô ấy phải làm điều này để duy trì lượng reach (số lượng người có thể tiếp nhận nội dung) của mình trên Instagram.
  • Nói tóm lại, cô ấy phải luồn lách dùng những mánh khóe và kỹ thuật để tiếp tục công việc, cô ấy không còn tìm thấy niềm vui trong những gì cô ấy làm và Instagram bắt đầu làm cho mọi thứ ngày càng khó khăn và tốn kém hơn, chỉ để giữ cho nền tảng này được nhiều người biết đến.
  • Đây là một câu chuyện phản ánh trải nghiệm của hàng ngàn người sáng tạo nội dung (content creator), trên mọi platform social.

Bài viết này đã cách đây 3 năm nhưng có ai đã từng nói với bạn về điều này chưa?

Nếu có, quá tốt! Nếu chưa, có lẽ họ cũng đang bận vật lộn mỗi ngày để tìm kiếm cơ hội thành công trên các nền tảng này.

Điều gì đã xảy ra với các platform social?

Về mặt kỹ thuật, những gì xảy ra khi một platform social phát triển rất đơn giản: sự tăng trưởng của nền tảng tỷ lệ nghịch vớiphạm vi organic reach của người dùng.

Bạn có thể nghĩ là nếu bạn có nhiều subcriber, follower hay fan hơn thì nội dung của bạn sẽ được họ nhìn thấy nhiều hơn. KHÔNG! Ngược lại hoàn toàn. 

Khi bạn có nhiều subcriber, follower hay fan hơn thì đồng nghĩa với việc lượng reach sẽ giảm và sẽ có nhiều người không bao giờ thấy post của bạn dù họ đã bấm subcribe, follow hay like fanpage của bạn.

Ví dụ rõ ràng nhất đó là nút chuông trên Youtube.

Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là mạng xã hội?
Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là fanpage Facebook? 6

Và tệ hơn, trong lần cập nhật gần đây nhất mà mình trải nghiệm, Facebook giấu luôn nút See First trong một ngóc ngách nào đó với giao diện mới.

Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là mạng xã hội?
Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là fanpage Facebook? 7

Bạn có thấy kỳ lạ ở chỗ chúng ta like fanpage để được biết tin tức từ họ tuy nhiên có một lựa chọn là những post của họ sẽ không được hiện ra cho chúng ta thấy?!! (xem bước 4 hình bên trên)

Lưu ý rằng họ không thay thế cho nút Subcribe hay Like Fanpage, mà chỉ thêm vào. Bạn phải subcribe 2 lần để được xem nội dung mình muốn?!!

Lý do là vì phần lớn chúng ta không subcribe 2 lần!

Chúng ta đều nghĩ chúng ta đã nhận được thứ mà chúng ta muốn nhưng không, cái mà chúng ta thấy nhiều nhất là những quảng cáo đập vào mặt dựa trên những số liệu mà chúng ta nhấn subcribe lần đầu trên Youtube (hoặc trên bất kỳ platform nào khác).

Tại sao nó lại như vậy?

Tất cả những điều này xảy ra bởi một sự thật: Sự chú ý của con người là có hạn!

Và cách hữu hiệu để bạn có được sự chú ý của người khác đó là bạn phải “đấu giá” để có được sự chú ý đó bằng cách… chạy ads!

Nó là quy luật cung cầu cơ bản: giống như một cái phễu.

Đầu vào ngày càng nhiều (những người sáng tạo nội dung, cơ hội kinh doanh, các công cụ tự động hóa tương tác, chat bot, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn…)… 

…Nhưng đầu ra bên kia là sự chú ý của chúng ta, số lượng người dùng vẫn như vậy (hoặc tăng ít hơn nhiều lần so với đầu vào).

Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là mạng xã hội?
Tại sao mình tập trung xây dựng website chứ không phải là fanpage Facebook? 8

Các doanh nghiệp, công ty sẽ thay nhau tranh giành lấy sự chú ý của bạn và ai cũng muốn có nó, ai cũng muốn mình được ưu tiên xuất hiện trước mặt bạn và họ trả rất nhiều tiền để làm việc đó.

Và đây cũng là nguồn thu chính của các platform này. Vậy nên điều tất yếu là họ phải giảm organic reach để ai cũng có chỗ chen chân vào đứng trước mặt bạn.

Đây chính là lý do mà càng ngày nó sẽ càng giảm organic reach và tiền quảng cáo sẽ ngày càng tăng.

Càng nhiều người sử dụng platform và càng có nhiều doanh nghiệp thành công với platform, sự cạnh tranh lại càng lớn đối với sự chú ý của mỗi người dùng (như mình và bạn).

Ví dụ cụ thể hơn: Youtube

Youtube sẽ mất đi sự quan tâm của bạn nếu họ chỉ hiển thị những thứ mà bạn đã đăng ký trên trang chủ của Youtube, bởi đơn giản có thể những kênh mà bạn đăng ký không thực sự là kênh bạn click nhiều nhất và không phải kênh mà bạn dành nhiều thời gian để xem nhất.

Tại sao họ biết được việc này? Sự thật là đôi lúc số kênh mà bạn đăng ký chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và nó không đảm bảo cho việc họ có thể hiểu được bạn để có thể giữ chân bạn lâu hơn trên nền tảng. Bởi vậy họ phải test.

Họ lập trình những thuật toán tinh vi để nó có thể hiện ra những nội dung “chiều lòng bạn”, những nội dung có thể lấy sự chú ý của bạn để giữ bạn lâu hơn trên platform (thời gian xem = doanh thu quảng cáo cho Youtube). Đó là nền móng cho việc bất chấp tạo ra nội dung để thu hút sự chú ý chứ chẳng có bất kỳ lợi ích nào của rất nhiều Youtuber.

Điều này có nghĩa gì đối với những người sáng tạo nội dung trên Youtube: thuật toán ngày càng hoàn thiện, dần dần họ sẽ càng có ít người xem hơn. Có quá nhiều thứ xao nhãng khác và có quá nhiều nội dung cho Youtube phải hiển thị để tối đa hóa thời gian mà bạn xem Youtube càng lâu càng tốt.

Vậy nên sẽ là quyết định có độ rủi ro rất lớn nếu mọi thứ mà bạn xây dựng nằm trên các platform này. Bạn sẽ cuốn vào một vòng xoáy “chi tiền nhiều hơn để kiếm tiền” không thể nào thoát ra được.

Cách duy nhất mà mình nghĩ ra, là đừng lún sâu vào nó khi bạn phát hiện ra nó.

Vậy đâu là giải pháp?

Sở hữu một trang web riêng của bạn là ngược lại với những điều trên. Bạn lưu trữ nội dung của riêng bạn, mà không ai khác có thể can thiệp vào (dù đó là tình huống bạn bị hack vì bảo mật website kém thì hacker cũng phải ”tốn công” để có được data khách hàng của bạn).

Điều này có nghĩa là bạn xây dựng doanh nghiệp của mình mà không bao giờ phụ thuộc vào một bên thứ 3 duy nhất mà bạn không có quyền kiểm soát.

Ngoài ra những thứ mà bạn cần sở hữu bao gồm brand, nội dung, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin, email, số điện thoại… và tất cả những thứ này về cơ bản, đều nằm trên web của bạn hoặc ít nhất là quá trình lưu trữ diễn ra trên web của bạn.

Bạn có thể bảo mình rằng mình vẫn phụ thuộc vào hosting và những công cụ xây dựng website?

Thì đúng là như vậy. Nhưng nếu bạn không thích hosting này, bạn có thể đổi hosting khác. Nếu bạn không thích công cụ xây dựng web này, bạn đổi sang công cụ khác.

Những công ty này biết rằng nếu họ không làm bạn hài lòng bạn sẽ rời đi và họ phải thay đổi. Và họ cạnh tranh tích cực với nhau để có được khách hàng, còn mạng xã hội thì không.

Vậy mình không được sử dụng Facebook, Youtube hay Instagram luôn à?

Tất nhiên là không, bạn vẫn sẽ sử dụng các công cụ này. Nhưng bạn phải bảo vệ những gì bạn sở hữu.

Bạn có thể sử dụng YouTube để lưu trữ video của mình, nhưng không nên chỉ để mọi người truy cập vào video YouTube, hãy gắn video lên trang web của bạn để mọi người truy cập.

Hãy chia sẻ đường link trang web của bạn trên phần mô tả video. 

Đừng cố gắng tăng số lượng subcriber trên Youtube, hãy cố gắng tăng số lượng người truy cập website, biến những người đó thành khách hàng và fan của bạn. Bởi đó mới chính là nơi tạo ra nền tảng vững vàng cho bạn kinh doanh.

Nếu bạn xây dựng một thương hiệu được mọi người yêu thích, nhận ra và quay trở lại, bạn không còn dễ bị tổn thương khi mọi thứ thay đổi.

Ngay cả khi bạn bị cấm phát video trên YouTube hoặc mất lưu lượng tìm kiếm trên Google, bạn vẫn sẽ có một lượng người hâm mộ và mọi người sẽ tìm cách khác để quay lại trang web của bạn.

Kevin Kelly có viết một bài post huyền thoại với 1000 true fans và đó cũng là mục tiêu mà mình muốn hướng tới :).

Sở hữu thương hiệu của bạn không có nghĩa là bạn phải cạnh tranh với Coca Cola hoặc trở thành một siêu sao nổi tiếng thế giới. Vấn đề là bạn kết nối với người thực chứ không chỉ là những tài khoản truy cập ẩn danh qua trang web của bạn trong những khoảnh khắc ngắn ngủi.

Hãy tạo và sở hữu thương hiệu, nền tảng của bạn. Đừng làm nô lệ cho các nền tảng mà bạn không thể kiểm soát!

Ý kiến của bạn thì sao? Chúng ta có nên tập trung vào mạng xã hội để xây dựng business không?

Comment xuống bên dưới cho mình biết nhé! 🙂

Shares22Pin

Photo of author

Lê Đình Tân

Founder của Leap Content - marketing nerd. Sở thích: đọc và tự mày mò những thứ hay ho một mình. Về cơ bản, là người chịu trách nhiệm để mọi bài post ở LeapContent đều "trên cả tuyệt vời".

Đã có 4 bình luận

  1. Đúng vậy, xây dựng Fanpage khá tốn kém thời gian. Và đặc biệt là, Facebook luôn luôn mời gọi quảng cáo khá khó chịu. Chỉ cần một ngày bạn không tạo nội dung mới thì lập tức Fanpage bị “facebook” cho chìm luôn.
    Tuy nhiên, có điều mình thấy từ khóa mà dùng để đặt tên Fanpage rất dễ được Google Bot chú ý, đây có lẽ là điểm thú vị cho những người thích làm Fanpage…để bán.

    Trả lời
    • Vụ Fanpage được Google Bot chú ý thì mình không rõ. Vấn đề của Fanpage là nó phải chơi theo luật của Facebook, và ai mà chuyên chạy ads cho Facebook đều biết Facebook làm khổ người ta như thế nào 🙂

      Trả lời

Cùng thảo luận nào!

Email của bạn sẽ được giữ kín. Những phần bắt buộc có đánh dấu *.