Trong bài viết trước của mình, bạn đã hiểu content marketing có sự ảnh hưởng lớn như thế nào trong thời đại này… Vấn đề là…
Có rất nhiều loại content marketing mà chúng ta có thể lựa chọn và nếu bạn không biết tất cả các loại content marketing này là loại gì, ứng dụng thực tế của nó ra sao, bạn không thể chọn!
Loại content marketing nào sẽ phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp của bạn tăng trưởng hiệu quả hơn?
Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ mọi thứ bạn cần biết về các loại content marketing!
Content marketing series
Tại sao phải sử dụng nhiều loại content marketing khác nhau?
Thông thường khi mà người ta nghĩ đến content marketing, mọi người thường chỉ nghĩ một từ duy nhất:
Viết blog.
Viết blog rất tốt. Mình cũng đang viết blog này cho bạn đọc. Nhưng không thể chối bỏ rằng có khá nhiều dạng content khác đang phát triển mỗi ngày với tốc độ cực kỳ nhanh.
Chỉ trong năm 2020, thế giới podcasting đã tăng từ 18,5 triệu tập lên 29 triệu.
Và YouTube hiện có hàng tỷ lượt xem mỗi ngày.
Vì vậy, khi bạn xuất bản content ở nhiều định dạng khác nhau, bạn có thể khai thác lượng khán giả khổng lồ đang gia tăng từng ngày đó.
Ngoài ra, việc xuất bản các loại content khác nhau giúp bạn có mặt ở “khắp mọi nơi” mà khán giả dành thời gian online.
Ví dụ: ai đó có thể không thấy bài viết mới nhất của bạn khi bạn chia sẻ nó trên mạng xã hội. Nhưng có thể họ sẽ nghe thấy tập podcast của bạn trên đường đi làm về. Hoặc xem video của bạn trên Youtube.
Tùy vào đặc điểm của loại sản phẩm và mô hình kinh doanh, có một số loại content marketing sẽ phù hợp hơn với một số khác.
Vậy bạn muốn viết bài blog, làm video hay livestream?
87 loại content khác nhau có thể bạn chưa biết
Xung quanh chúng ta đều là sản phẩm content nhưng chung quy lại nó được chia làm 6 loại chính:
- Writing: content theo dạng viết…
- Graphic: hình ảnh, visual…
- Video: content vừa có tiếng, vừa có hình chuyển động
- Audio: content chỉ có tiếng, không có hình
- Social: content tập trung vào tương tác
- App: ứng dụng hoặc công cụ
Bạn có thể nhấn vào các nút phân loại bên dưới để chỉ xem đúng loại content bạn cần. (phân loại theo kinh nghiệm của mình và không có gì tuyệt đối nhé)
1. Trang giới thiệu (about page)
About page là một trong những trang quan trọng nhất trên website. Nó giúp mọi người hiểu được người đứng sau trang web là ai, có đáng để họ dành thời gian hay không.
About page sẽ định vị bạn hoặc công ty của bạn trở thành người dẫn đầu thị trường. Nếu bạn chưa có website hoặc dự định sẽ tạo trong thời gian tới thì đây là hướng dẫn chi tiết của mình.
Một vài about page có định vị thương hiệu tốt mà mình biết:
Dropbox
Thiết kế tối giản của trang giới thiệu khiến cho Dropbox thực sự đặc biệt. Mỗi phần sử dụng rất nhiều khoảng trắng, layout gọn gàng với cách chia cột mẫu mực.
Trang này được thiết kế tương thích với các thiết bị khác nhau, khi ở trạng thái mobile, thông điệp nổi bật ngay đầu trang.
Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Chrome trên PC, bạn có thể nhấn F12 để xem phiên bản trên điện thoại của nó.
Unbounce
Thông điệp chính của Unbounce một platform landing page giúp khách hàng có “more leads, more sale, more customer”, rất cụ thể rõ ràng. Đây là những lợi ích trực tiếp tập trung vào khách hàng.
Họ còn chia sẻ 5 giá trị mà Unbounce đại diện và kể một câu chuyện về teamwork cùng câu quote của CEO để thể hiện những giá trị đó
Box
Thông điệp chính vẫn nằm ngay đầu trang, giúp cho khách hàng phối hợp với nhau tốt hơn. Điều đặc biệt ở đây là chỉ với 5 dòng giải thích ngay dưới thông điệp chính, Box coi như đã show một bản tóm tắt mọi thứ: tham vọng, tầm nhìn, độ ảnh hưởng của doanh nghiệp…khiến bất kỳ ai cũng phải WOW.
Họ cũng có phần chia sẻ giá trị bằng slider rất thú vị mà mình nghĩ bạn có thể học được rất nhiều đấy.
2. App
Bạn đã từng thấy một app chào đời dựa trên một cuốn sách chưa? Đó là câu chuyện của tác giả trẻ Gabriel Wyner sau khi anh ra mắt cuốn sách Fluent forever.
Cuốn sách bán rất chạy là best seller national của Amazon và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, có cả phiên bản tiếng Việt. Và bạn biết chuyện gì tiếp theo không?Anh chuyển toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm của mình vào trong một app học ngoại ngữ Fluent Forever. Thật là biết cách kinh doanh 🙂
3. Audio book
Audio book có thể còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở nước ngoài, đa phần các tác giả trên Amazon ngoài phiên bản sách giấy, họ sẽ có phiên bản ebook và cả phiên bản audio book dành cho những người đang di chuyển trên đường, ngồi tàu xe.
Thói quen vừa di chuyển vừa nghe audio book là một hành động rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu.
4. Các giải thưởng
Giải thưởng giúp bạn có được sự công nhận của mọi người và nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia. Nó cũng giúp bạn tạo ra một content chất lượng như hành trình thi để đạt được giải thưởng đó của bạn.
Pat Flynn – chủ của trang web smartpassiveincome.com, trước đây là một kiến trúc sư – chia sẻ trong cuốn sách Will It Fly rằng anh bắt đầu hiểu đến khái niệm business khi anh lập ra trang web chia sẻ những kiến thức mà mình biết giúp người khác thi đậu kỳ thi “Kiến trúc xanh” với chứng chỉ Leed của Mỹ mà anh đã từng làm được.
Và đó là nguồn vốn đầu tiên mà anh có được để bắt đầu xây dựng “đế chế” business sau này.
5. Phía sau hậu trường (Behind the Scene)
Các bạn có để ý thấy những MV ca nhạc gần đây xuất hiện luôn đi kèm với video Behind the Scene? Từ ca sĩ quốc tế đến Việt Nam.
Cách xây dựng đội nhóm (team building), tiến độ dự án, và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là ý tưởng tuyệt vời để bạn bắt đầu những content phía sau hậu trường.
Ngoài channel chính của mình, Ahrefs (công ty về công cụ SEO) còn có series phía sau hậu trường giải thích cách mà họ làm marketing như thế nào… Dĩ nhiên, mình cũng là một fan của series này 🙂
Bên dưới là clip Ahrefs giải thích tại sao họ đã ngốn $33,115 chỉ cho việc viết cái tiêu đề trên trang chủ và bài học rút ra là gì. Very insightful!
6. Blog
Cái này rất quen thuộc rồi, hãy nghĩ về blog như một cái trung tâm kết nối tất cả những content của bạn.
Nếu bạn đang băn khoăn về việc tại sao nên xây dựng blog trên website hay nên đặt mọi thứ bạn có lên mạng xã hội thì đây là câu trả lời.
Chiến lược tiếp cận của mình trên blog của Leap Content là: những bài post có chất lượng tốt nhất!
7. Hoạt hình/Comic
Ai cũng thích đọc cái gì đó nhẹ nhàng, giải trí.
Trang web Marketoonist đã cho ra những câu chuyện hài hước xung quanh câu chuyện làm marketing, sản xuất content này thường xuyên và họ có hơn 200.000 subcriber – những người có thể trở thành khách hàng sau này của họ!
Không chỉ trong khía cạnh marketing, trong ngành cũ của mình – kiến trúc, cũng có một công ty khởi nghiệp rất đỉnh: BIG (Bjark Ingels Group). Người sáng lập công ty này là fan comic từ bé, anh không có ý định trở thành kiến trúc sư (mà là họa sĩ truyện tranh) cho đến lúc anh chọn ngành đại học.
Và khi công ty đã đạt được rất nhiều thành công, anh xuất bản một cuốn comic kể lại hành trình anh cùng các cộng sự đã có những triết lý gì, cách hình thành các ý tưởng thiết kế như thế nào, rất nhiều dự án và insight thú vị ở đó.
Cách truyền tải gần gũi và hiệu ứng mạnh mẽ của “cuốn truyện” đã ảnh hưởng rất lớn đến định hướng của các kiến trúc sư trẻ và bất cứ ai đọc cuốn sách về cách nhìn kiến trúc.
Câu chuyện về kiến trúc được kể bằng một cuốn truyện tranh!
8. Case study
Các bài viết về case study luôn là những bài viết được đánh giá cao. Và đó cũng là những bài viết có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tuyệt vời.
Trong bài viết về case study của mình, Brian Dean chia sẻ về cách anh sử dụng kỹ thuật Skyscraper để lên top Google như thế nào.
Và bài viết này cực kỳ thành công, củng cố vững chắc vị trí chuyên gia của Brian!
Khi người ta nhắc đến kỹ thuật Skyscraper, người ta sẽ nhắc đến Backlinko và Brian Dean.
Hơn 12.900 link từ 2450 trang web trỏ về bài viết này. Kết quả không thể ngầu hơn!
9. Những chương trình có chứng nhận
Một trong những cách tốt nhất để tăng chuyên môn trong mắt khán giả và khách hàng đó là tạo ra những chương trình/khóa học được chứng nhận.
Hubspot, Moz và Digital Marketer là những công ty đi đầu trong việc này. Hubspot academy có rất nhiều khóa học miễn phí được cấp chứng nhận.
10. Thử thách (challenge)
Một trong những cách để tạo cộng đồng hiệu quả là tạo ra những thử thách và phần thưởng.
Ví dụ tiêu biểu cho loại hình marketing này là các Youtuber về tập luyện gym, street workout…
Youtuber nổi tiếng Chloe Ting với 12 triệu subcribers là “fan ruột” của kiểu content này. Kênh Youtube của cô tràn ngập các thử thách, và cô treo thưởng cũng rất cao (có khi là tặng Iphone mới nhất) cho ai thực hành theo những bài tập của cô mà đạt được kết quả.
Hay Pat Flynn có thử thách xây dựng 100 email subcriber đầu tiên cho người mới bắt đầu xây dựng danh sách email của mình.
11. Cheat sheet
Dịch ra tiếng Việt là một tờ giấy hướng dẫn tập hợp những mẹo hay giúp bạn đạt được một kết quả nào đó. (Nó còn một nghĩa khác là tài liệu mang vào trong lúc thi)
Có rất nhiều kiểu cheat sheet khác nhau. Có thể là một dạng mẫu lịch content trên Google Sheet mà mình có chia sẻ trong khóa học BYOW, cũng có thể là mẫu báo cáo kết quả marketing hàng tháng như Hubspot.
Nhưng cái này mới thú vị…
Chắc hẳn bạn đã từng biết “bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” thì cũng có một thứ khác có tên là “bảng tuần hoàn của content marketing”.
Mục tiêu của bảng này cũng là giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về content marketing bao gồm những thứ gì! Thú vị phải không :)
12. Checklist
Checklist là thứ không thể thiếu khi chúng ta làm việc. Checklist có thể là file pdf, hay một bài post, hay thậm chí có hẳn một trang web local SEO checklist cho bạn kiểm tra các bước SEO local của mình.
Marketing Insider Group cũng có một checklist tổng hợp rất đầy đủ những thứ cần có trong copywriting, blog post, outreach, social media…
13. Hợp tác thương hiệu (co-brand)
Khi hai thương hiệu hợp tác để tạo thành một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, đó là sự hợp tác thương hiệu.
Một ví dụ tuyệt vời cho điều này là PayPal và Honey, một sự kết hợp giúp bạn tiết kiệm tối đa tiền khi mua sắm với Paypal.
14. Nội dung đồng sáng tác (co-create)
Những nội dung hợp tác sẽ mở rộng tệp khách hàng của bạn lên rất nhiều, số lượng khách hàng tiềm năng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng đơn vị hợp tác.
Guest post, phỏng vấn, trích dẫn từ những người hợp tác sẽ tạo ra rất nhiều giá trị cho content của bạn.
Ví dụ bài post này của Inc là tổng hợp lời khuyên của những chuyên gia marketing cho năm mới.
Hoặc các infographic hợp tác với nhau giữa các thương hiệu như thế này (hợp tác giữa Hubspot và Backlinko).
15. Văn hóa công ty
Bạn có thể cho mọi người biết rất nhiều về văn hóa công ty chỉ bằng hình thức bạn trình bày nó.
Công ty Scribe Writing có một file Google Docs về văn hóa công ty mà bất cứ ai cũng có thể chỉnh sửa và đóng góp được.
16. So sánh
Loại content này rất thích hợp để bạn:
- Thể hiện ưu và nhược điểm của sản phẩm
- So sánh sản phẩm của bạn với các sản phẩm khác trên thị trường
- Những tính năng trên những mức giá khác nhau
- Vẽ ra hành trình khách hàng lý tưởng của bạn để chuyển đổi
Dù mục đích của bạn là gì, hãy thật mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình và cố gắng không thiên vị bất cứ bên nào vì mục tiêu cuối cùng của bài viết là cung cấp thông tin để người đọc đưa ra quyết định.
Hãy xem bài viết của Backlinko làm ví dụ: phân tích rất rõ từng khía cạnh của hai công cụ SEMrush và Ahrefs, sau đó chốt lại bằng quan điểm riêng.
17. Thư viện content/tài nguyên
Thư viện tài nguyên là dạng content rất phổ biến trên các website.
SEMrush có một kho ebook về SEO và marketing rất chất lượng mà bạn nên xem qua.
Dĩ nhiên mục tiêu cuối cùng của những ebook này vẫn là cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu – khách hàng tiềm năng của SEMrush.
18. Cuộc thi / Giveaway
Các cuộc thi luôn là cách rất tốt để thu hút người dùng mới đến với chúng ta.
Nếu bạn đam mê những app công nghệ mới, bạn không thể không biết đến Appsumo.Họ tổ chức các sự kiện giveaway liên tục phần thưởng có lúc lên đến 10000$.
Và tất nhiên họ thu được rất nhiều contact từ khách hàng tiềm năng của mình những người yêu thích các sản phẩm công nghệ.
19. Khóa học (online hoặc offline)
Trong thời đại mà mỗi phút giây mỗi con người đều muốn nâng cao kỹ năng của chính mình thì khóa học là một phần không thể thiếu.
Đôi khi nó là công cụ tốt nhất để giúp khách hàng và người dùng tiềm năng hiểu được sản phẩm của công ty hoạt động như thế nào. Hãy xem SEMrush làm ví dụ.
20. Số liệu (data): phân tích
Số liệu gốc là cực kỳ giá trị. Số liệu gốc + phân tích = trên cả tuyệt vời!
Wordstream đã làm điều này từ rất nhiều năm nay.
Lấy ví dụ Wordstream đã đo lường mức độ ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến quảng cáo Google từ 21 ngành khác nhau, dĩ nhiên họ còn chỉ ra những hành động có thể làm ngay để giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong thời điểm này.
21. Số liệu (data): báo chí
Nói một cách đơn giản, nó là câu chuyện được kể bằng cách sử dụng dữ liệu.
FiveThirtyEight là một đầu báo đi đầu về việc này, đặc biệt là khi nói đến chính trị.
Hãy xem qua dự án The Atlas of Redistricting của họ, họ sử dụng rất nhiều dữ liệu để vẽ ra các bản đồ thay thế quốc hội nhằm khuyến khích các cuộc bầu cử cạnh tranh lành mạnh hơn.
22. Số liệu (data): minh họa
Nội dung được minh họa trực quan rất dễ đọc.
Các đồ thị là cách đơn giản để nhìn tổng thể một lượng lớn dữ liệu mà không bị xoáy quá sâu vào tiểu tiết.
Trang web Reuters Graphic có một minh hoạt tuyệt vời cho việc nếu thế giới tiếp tục sử dụng chai nhựa dùng một lần như bây giờ thì tương lai điều gì sẽ xảy ra, bạn sẽ thấy mức độ khủng khiếp như thế nào…
Bạn nên vào web để xem, sau 10 năm số chai nhựa sẽ to như một quả núi!
23. Vlog
Vlog = video + blog.
Các kiểu vlog nói về cuộc sống thường nhật, quan điểm cá nhân về những cuộc sống, xã hội luôn là thứ được nhiều người quan tâm.
Các sao đang sống cuộc sống thường ngày như thế nào, một ngày của marketer, một ngày của vlogger, một ngày của gymmer, một ngày của content writer…
Đây là dạng content rất phổ biến.
24. Demo sản phẩm
Các bản demo không chỉ cho thấy sản phẩm tuyệt vời như thế nào, mà còn là cách nó sẽ giúp mọi người đạt được kết quả mà họ đang tìm kiếm.
IKEA là hãng nội thất nổi tiếng toàn thế giới và khi họ cho ra mắt app IKEA Place – giúp người dùng dễ dàng chọn được đồ nội thất phù hợp với căn nhà của mình, IKEA đã có phần video demo app cực kỳ thú vị.
Xem xong chỉ muốn mua nội thất của họ ngay.
25. Biểu đồ
Nếu bạn có một ý tưởng phức tạp muốn giới thiệu đến mọi người, hay bạn muốn chia nhỏ một sản phẩm và trình bày chính xác cách thức hoạt động của nó (trước hết là như vậy).
Sơ đồ – như thế này – sẽ thể hiện chính xác ý tưởng đó và giúp người đọc tiếp thu nhanh hơn nhiều.
26. Bảng chú thích thuật ngữ / Từ điển chuyên ngành (Glossary)
Nếu bạn muốn “educate” khán giả của mình biết những thuật ngữ phải biết trong ngành thì phải làm gì?
Từ điển là thứ chính xác bạn nên xây dựng.
Blogger Phạm Đình Quân có một dự án từ điển thuật ngữ marketing rất hay trên website của mình. Muốn biết phần nào, tra ngay thôi!
27. “Easter egg” (Bí mật sẽ được bật mí)
Nếu bạn là dân ghiền phim, bạn không thể nào không biết đến từ này. “Easter egg” là cụm từ dùng để nói về một chi tiết hoặc một điều thú vị gì đó được tác giả giấu một cách tinh tế trong sản phẩm để tăng phần thú vị cho người chơi hoặc người xem.
Các clip phân tích những chi tiết ẩn trong sản phẩm cũng luôn là content được rất nhiều Youtuber sử dụng.
Avengers Endgame là một trong những bộ phim khủng nhất mọi thời đại. Không lạ gì khi các clip phân tích “easter egg” của nó cũng được rất nhiều người quan tâm.
28. Ebook / Sách
Hãy nghĩ về Ebook hay sách là một cách xoáy sâu vào chuyên môn của những chủ đề phổ biến nhất trên website của bạn.
Thông thường những ebook này sẽ đi kèm với việc bạn để lại thông tin cá nhân để họ gửi tài liệu đến cho bạn. Như ví dụ này của Hubspot.
29. Email
Email rất work ở nước ngoài. Bởi đơn giản đó là kênh chính để làm việc.
Bạn có thể gửi thông tin về những chương trình sắp tới của mình, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp, chia sẻ tài liệu…và rất nhiều thứ khác đến khách hàng/đối tác tiềm năng.
Nếu bạn chưa bắt đầu xây dựng danh sách email, thì mình khuyên là bạn nên bắt đầu ngay bây giờ nhé!
30. Nội dung xàm xí
Bạn đọc đến đây chắc sẽ nghĩ rằng: “Cái quái gì vậy?”
“Đây mà cũng là content marketing à?”
…Ừ thì…nó đúng là vậy đấy…
Mình chưa từng trải nghiệm “nội dung xàm xí” nào có thể làm marketing được cho đến lúc mình xem được các clip của bột giặt ABA :))
Nội dung xàm không thể tả được!!!!!!!!….
Cảm tưởng như vốn tiếng Việt của mình còn rất hạn hẹp để hiểu được nội dung của những clip quảng cáo này.
Với kết quả 387.000 subscriber trên kênh Youtube và việc thống nhất chủ trương đường lối “xàm” trong gần như mọi clip của mình, thì mình buộc phải dành riêng cho họ một suất trong danh sách này.
Bạn muốn biết? Mời xem clip bên dưới.
31. Event offline
Không cần giải thích nhiều.
Đã có quá nhiều sự kiện mà chúng ta từng tham dự từ nhỏ đến lớn.
32. Event online
Chưa bao giờ mà e-conference lại nhiều và cần thiết đến như vậy. Các hội thảo hội nghị online diễn ra ngày càng thường xuyên hơn với sự trợ giúp của công nghệ.
Ngay trong đợt COVID, Apple đã tung ra màn giới thiệu sản phẩm mới tuyệt vời mà mình tin nó sẽ lại trở thành chuẩn mực mới (khác với mọi hãng khác) giống như cách Steve Jobs trình bày sản phẩm với keynote vậy.
33. Người giải thích
Kiểu content này sẽ thôi thúc sự tò mò của mọi người về những kiến thức thú vị.
Các dự án như Việt Sử Kiêu Hùng – giúp trình bày lịch sử và tiếp cận đến đông đảo bạn trẻ thông qua một cách gần gũi và trực quan hơn – là rất đáng được trân trọng.
34. Kiểm chứng sự thật, đối chất
Đây là thời đại mà thông tin nhiều đến mức thừa mứa, và dĩ nhiên đi kèm với đó là những thông tin sai lệch hoặc phóng đại dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Các bạn còn nhớ vụ 3 cô gái loan tin Trấn Thành dùng thuốc kích thích?
Hay vụ con voi bị người dân cố tình cho ăn pháo để bị thương đến mức “trầm mình xuống sông” rồi chết cả mẹ lẫn con?…
Hãy đọc kỹ những thông tin kiểm chứng trước khi chia sẻ một thứ gì đó nhé.
35. Những sự thật
10 sự thật về X…
20 điều mà các bạn chưa biết về Y…
30 điều có thể làm bạn bất ngờ về Z…
40 sự thật bạn đã từng nghe về content marketing nhưng thật ra không hề có…
Nghe có quen không?Đây là một bài viết về Snapchat theo dạng content này.
36. Những thất bại
Thất bại khiến con người ta khiêm tốn, sẽ rất đáng quý nếu họ vực dậy được sau đó và thành công. Ta lại càng thêm yêu quý họ hơn.
Neil Patel có một video chia sẻ về những thất bại nặng nề nhất về SEO của anh trong hành trình xây dựng đế chế được như bây giờ.
Anh Nguyễn Hữu Trí cũng có video clip “thú tội” về những việc anh đã làm trong chặng đường dạy học của mình.
37. Những câu hỏi thường gặp
FAQ là phần giúp bạn xây dựng sự tin tưởng, thấu hiểu từ khán giả và khách hàng của mình.
Nó cũng là một cách tuyệt vời để loại bỏ tất cả những vướng mắc mà khách hàng có khi họ đưa ra quyết định mua hàng.
Đó là lý do tại sao hầu hết các sale page đều có phần FAQ sau khi khách hàng đi đến phần bảng giá. Ví dụ mọi trang sales page sản phẩm của Thrive Themes đều có phần FAQ.
38. Forum
Có nhiều người nói forum có vẻ đã chết. Không hề, hãy nhìn Reddit mà xem.
Những cuộc trò chuyện trên forum sẽ mở ra một sân chơi tuyệt vời để học hỏi phát triển và tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn quan tâm đến marketing đừng bỏ qua forum UAN.
39. Game
Không nhiều người thích làm nhưng ai cũng thích chơi đúng không nào? :D
Dù ở Việt Nam chưa phổ biến nhưng trên thế giới có kha khá agency marketing chuyên làm game để thu hút người dùng.
Bạn muốn tự tạo một game cho riêng mình để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thử ghé qua The Training Arcade nhé.
40. GIFs
Không có gì là bí mật khi GIFs dần trở thành một ngôn ngữ mới trên internet.
Trang web Nerd Fitness sử dụng rất nhiều GIFs để thể hiện các bài tập họ chia sẻ trong bài viết, kết hợp với cả hình và video tạo ra sự sinh động, hấp dẫn cho content của họ.
41. Bài hát / MV
Các nhãn hàng/thương hiệu của Việt Nam rất chuộng những loại content này.
Dĩ nhiên không phải chiến dịch content marketing nào sử dụng bài hát/MV cũng thành công. Nếu được đầu tư đúng, một bài hát sẽ có sự lan tỏa rất mạnh.
Chắc bạn còn nhớ bài hát về Điện máy xanh đã từng gây bão như thế nào, và mới gần đây thôi có bột giặt Suft.
42. Guest post (writing)
Guest post là cụm từ không lạ gì với dân làm SEO. Đây là dạng bài viết mà bạn viết trên một trang web của người khác.
Cho dù bạn đang đăng bài trên trang web của ai hoặc một blogger khác đang đăng trên blog của bạn, bài guestpost là một cách tuyệt vời để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn đến nhiều đối tượng khán giả mới.
Nếu bạn là người mới biết đến khái niệm này, hãy tham khảo checklist của Quicksprout.
43. Bài hướng dẫn (tutorial)
Hướng dẫn chuyên sâu là thứ mà ai cũng thích. Một bài viết/video hướng dẫn khán giả từng bước nhỏ để đạt được kết quả mong muốn cuối cùng tạo ra sự tin tưởng rất lớn.
Mình cũng có hai bài hướng dẫn rất chi tiết về cách để bạn bắt đầu tạo website (nếu bạn chưa có) và cách tự thiết kế logo cho chính mình ngay cả khi bạn không phải designer.
44. Câu chuyện khách hàng thành công
Một bài viết hoặc video phỏng vấn những khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta và họ đạt được những kết quả như thế nào luôn là những bài viết có tỷ lệ chuyển đổi rất cao.
Thrive themes có riêng một mục trên blog về những khách hàng sử dụng công cụ của họ để đạt được thành công.
45. Bài viết “Làm thế nào?” (How to post)
Đây là một trong những câu hỏi được hỏi nhiều nhất trên thế giới này. Có rất nhiều câu hỏi như vậy trên nền tảng mạng câu hỏi Quora mà bạn có thể khai thác.
Có hai điểm quan trọng cho loại content này: tính liên quan và độ chính xác. Và trong bài viết “Làm sao để kiến tiền trên Instagram”, Optin Monster đã làm được điều đó.
46. Câu chuyện về con người, những tấm gương…
Loại content này hướng đến những điều tích cực và truyền rất nhiều cảm hứng.
Đây cũng là loại content trên web nhưng được trình bày như tạp chí khá phổ biến trên kênh 14. Bạn hãy xem qua bài viết của kênh 14 về Sơn Tùng để hiểu rõ hơn.
47. Hình ảnh (stock)
Hình ảnh stock sẽ ngay lập tức tạo ra sự chuyên nghiệp cho content. Mình đã có tổng hợp 25 trang web tốt nhất để bạn lấy ảnh chất lượng cao nhưng miễn phí.
Tha hồ mà xài nhé!
48. Hình ảnh (gốc)
Nếu doanh nghiệp hoặc công ty của bạn tạo ra rất nhiều hình ảnh chất lượng. Có thể chúng sẽ được sử dụng rộng rãi khắp tất cả internet mà bạn không biết đến đấy.
Trong các bài viết của mình Ahrefs sử dụng rất nhiều đồ họa được thiết kế đẹp và chất lượng. Đó cũng là một trong những lý do mà bài viết của họ có được rất nhiều like share, đôi lúc chỉ là cái hình trong bài.
Đây là một trong số đó.
49. Infographic
Vì sao chúng ta hay chia sẻ infographic?
Vì nó bao hàm hàng tấn thông tin bên trong một cái hình. Tóm tắt kiến thức bao quát một chủ đề nào đó.
Bạn có thể ghé qua Venngage để tham khảo các mẫu template của họ sau đó sử dụng các công cụ như Photoshop hay Canva để trình bày theo cách của bạn nhé.
50. Phỏng vấn / Hỏi đáp (Q&A) / AMA (Ask me anything)
Bạn muốn nhanh chóng được nhìn nhận về chuyên môn trong lĩnh vực của mình? Hãy phỏng vấn các chuyên gia khác đã được công nhận trong lĩnh vực của bạn!
Reddit còn có một mục riêng AMA, và Bill Gates cũng đã từng tham dự chương trình này dựa trên những kiến thức của ông về COVID 19.
51. Landing page
Những năm gần đây landing page ngày càng trở nên quen thuộc khi mà người ta không cần phải có một website hoàn chỉnh cũng có thể bán được hàng.
Ví dụ ư?
Hãy xem qua landing page đăng ký khóa học BYOW của mình.
52. Post list
3 lý do tại sao post list lại rất tuyệt cho bạn:
- Rất dễ để đọc lướt
- Đi thẳng vào vấn đề
- Mọi người thích một danh sách tổng hợp
Ví dụ bài viết 17 công cụ kết hợp chữ miễn phí tuyệt vời cho bạn.
53. Tạp chí
Dù là tạp chí in ấn hay online, xuất bản một tạp chí là một cách tuyệt vời để mọi người biết rằng, luôn luôn có những nội dung chuyên nghiệp, mới mẻ trên trang web của bạn.
Tạp chí Forbes là ví dụ chất lượng cao, bài viết ở tạp chí in được chắt lọc và đầu tư nội dung rất kỹ nhé.
54. Memes
Cái này đọc là “mim” chứ không phải “me me” nhé.
Memes là loại ngôn ngữ được tương tác rất cao và phổ biến nhờ mạng xã hội!
Buzzfeed còn tạo ra một bài post đoán tên bài hát của Disney dựa trên memes.
55. Tin tức: phân tích
Đưa khán giả thấy góc nhìn chuyên sâu của bạn.
Politico (một đầu báo chính trị) có mục đưa ra các phân tích đa chiều chuyên sâu về các tin tức chính trị, nâng cao giá trị của toàn bộ chất lượng bài viết phát hành.
56. Tin tức: công ty
Công ty bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ mới?
Thông báo ở mục tin tức công ty.
Hoặc đối với các công ty về phần mềm SaaS thì dạng bài product updated là một dạng content bắt buộc phải có.
CEO của Ladipage liên tục cập nhật tình hình update sản phẩm trên group cộng đồng của họ và được phản hồi cực kỳ tốt.
57. Tin tức: thời sự
Hãy tạo nội dung thảo luận về những sự kiện quan trọng trên thế giới đang tác động đến doanh nghiệp, thị trường hoặc ngách kinh doanh của bạn.
Ví dụ rõ ràng cho năm 2020: Tác động của COVID-19 là cơ hội để tạo nội dung sẽ thông báo và giúp đỡ khán giả của bạn.
Search Engine Journal đã làm điều này bằng cách cung cấp một số bài viết về tác động của COVID-19, có rất nhiều công ty khác đưa ra hướng dẫn cách work-from-home hiệu quả trong mùa dịch.
58. Tin tức: về ngành/recap
Google và các mạng xã hội liên tục thay đổi thuật toán và cách thức vận hành cũng như giao diện… chạy ads.
Những bài viết cập nhật về những thay đổi này cũng là một cách tốt để nói lên thông điệp: công ty chúng tôi luôn update.
Nếu bạn quan tâm đến content marketing, bookmark lại phần tin tức này của CMI nhé.
59. Newsletter (bản tin)
Bạn đã từng đăng ký nhận bản tin của một trang web nào chưa? Loại content này rất tốt để giữ cho khán giả của bạn luôn được cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất.
Nếu bạn muốn nhận thông tin về những bài viết sắp đến của mình, bấm vào đây điền thông tin và bạn sẽ là một trong những người đầu tiên được cập nhật! :)
60. Ý kiến / Góc nhìn chuyên gia
Cái này còn có thể gọi là reaction, chia sẻ góc nhìn của chúng ta về một chủ đề nào đó đang hot, có thể ý kiến của bạn đối lập với nhiều người.
Về cơ bản, con người muốn được nghe ý kiến và tư vấn từ những người mà họ tin tưởng.
Noah Kagan là CEO của Appsumo, là nhân viên thứ 13 của Facebook từ những ngày đầu thành lập và làm việc trực tiếp với Mark Zuckerberg, video bên dưới anh chia sẻ lại 13 bài học mà anh học hỏi được từ Mark.
61. Mẫu template / lịch hành động (editorial calender)
Cung cấp những công cụ hoặc hướng dẫn những công cụ giúp cho khán giả của bạn làm việc dễ dàng hơn là một trong những mục tiêu chính của loại content này.
Đây là một bài viết như vậy.
62. PDF
Nếu bạn chưa hiểu tại sao PDF lại được xếp ở graphic trong khi toàn là chữ thì hãy đọc bài này của mình.
Xuất bản các pdf báo cáo tổng hợp những xu hướng mới luôn là điều mà Facebook và Google luôn làm mỗi năm để cập nhật những cái mới cho khách hàng của họ.
Bạn có thể vào đây để xem trend của năm 2020 trên Facebook là gì nhé.
63. Chuyện đời tư
Mình thực sự không muốn bỏ cái này vào danh sách nhưng muôn đời nay loại hình này vẫn tồn tại. Nó bắt nguồn từ hình thức truyền miệng “word of mouth” và bây giờ càng ngày càng hiện đại hóa.
Con người không thể nào ngừng tò mò về những gì mà họ quan tâm về…người khác.
Bạn có thể tìm thấy nhan nhản các đầu báo nói về chủ đề này mỗi ngày.
64. Gallery hình ảnh
Cho dù ở định dạng carousel (băng chuyền) hoặc một trang độc nhất, thư viện hình ảnh sẽ tăng cường sự tương tác và click.
Expedia sử dụng rất nhiều hình ảnh để bán không chỉ là một chuyến đi tuyệt vời, mà còn là một phong cách sống.
65. Podcast
Loại hình này chưa được phổ biến nhiều ở Việt Nam tuy nhiên nó cực kỳ phổ biến ở nước ngoài, dù bạn là host show hay khách mời thì giá trị mà bạn đem đến cho khán giả là cực kỳ nhiều.
Hiện tại ở Việt Nam, mình đang theo dõi hai chương trình The Quoc Khanh show của MC Nguyễn Quốc Khánh (phỏng vấn rất nhiều người nổi tiếng giàu chuyên môn) và show Come to share của anh Ngọc (có rất nhiều khách mời tuổi trẻ tài cao).
66. Poll/Khảo sát
Hãy hỏi chính xác khán giả của bạn họ muốn gì.
Đây có thể là dạng content được rất nhiều tương tác.
Trong group Appsumo Fan, một trong những bài viết được tương tác nhiều nhất đó là khảo sát khách hàng của họ muốn deal gì.
Phần mềm Survey monkey có tích hợp luôn cả kết quả từ Facebook poll để chúng ta dễ dàng phân tích cùng với những nguồn khảo sát khác.
67. Dự đoán tương lai, xu hướng
Chắc bạn sẽ không lạ gì những bài viết về dự đoán xu hướng, nhất là những bài viết xu hướng liên quan đến thiết kế. Pantone còn có luôn cả định vị màu xu hướng cho mỗi năm.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên chạy theo các xu hướng thiết kế nhé.
68. Bài thuyết trình
Ted talk quá nổi tiếng với loại content này.
Hãy xem bài chia sẻ rất hay của Dan Cobley (giám đốc marketing của Google) về marketing.
69. Webinar
Webinar là gì?
Webinar là sự kết hợp của “web” + “seminar” (hội thảo) có thể gọi là hội thảo trên web.
Webinar là một sự kiện trực tuyến, một hình thức hội thảo hoặc hội nghị (hoặc một buổi thuyết trình) trực tuyến dựa trên nền tảng web và sử dụng internet để kết nối với một lượng lớn khán giả tham gia trên toàn thế giới.
Khán giả có thể đặt câu hỏi, tương tác với nhau trong lúc hội thảo tiến hành.
Webinar ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được rất nhiều công ty sử dụng. Khi mà người ta không thể nào tham dự một cuộc trò chuyện chuyên sâu vì khoảng cách địa lý thì webinar chính là cứu cánh.
Một webinar có thể miễn phí hoặc trả phí tùy vào chất lượng, mục tiêu và nội dung mà nó truyền tải.
70. Livestream
Thời điểm gần đây không thể không nhắc đến dạng content này.
Có rất nhiều người nghiện xem livestream. Và livestream là một công cụ tuyệt vời để kết nối với khán giả của bạn.
71. Hồ sơ (profile): công ty, doanh nghiệp, thương hiệu
Hãy cân nhắc việc giới thiệu công ty của bạn bằng một video ngắn mô tả công ty, doanh nghiệp hoặc thương hiệu theo cách nhân cách hóa bạn với những người theo dõi bạn.
Hãng Phillips đã sử dụng phương pháp này để chia sẻ hành trình kinh doanh của họ đến khán giả.
72. Hồ sơ cá nhân (writing)
Đối với blog cá nhân hoặc bài guest post của bạn thì một phần giới thiệu “catchy” là rất cần thiết.
Đây là phần giới thiệu mang tính định vị thương hiệu của Brian Dean, founder của Backlinko khi viết guest post cho website khác.
73. Quảng cáo (promoting)
Đơn giản, lướt Facebook một chút hoặc tìm kiếm trên Google bạn sẽ thấy ngay ấy mà!
74. Quiz (trắc nghiệm)
Loại hình này có sự tương tác rất cao. Zing thường xuyên có những bài trắc nghiệm để thử độ hiểu biết của độc giả như thế này.
75. Báo cáo phân tích
Từ những số liệu đã khảo sát khán giả từ poll hay quiz, chúng ta sẽ chuyển chúng thành các báo cáo phân tích.
Nếu bạn đang có ý định thực hiện loại content này, Market Research là nơi tuyệt vời để tham khảo.
76. Screenshots
Những content liên quan đến kỹ thuật, giải thích một công cụ, phương pháp hay tính năng nào đó?
Từ đầu bài viết đến giờ mình cũng đã sử dụng rất nhiều screenshot trong bài viết này rồi đấy, ví dụ như cái này.
77. Dịch vụ / Hướng dẫn dịch vụ
Chỉ ra mọi người có thể làm được gì với dịch vụ của bạn và cách làm như thế nào.
Mỗi công ty phần mềm đều có phần hướng dẫn sử dụng riêng của mình, đây là một ví dụ từ Leadpages.
Công cụ SEO Ahrefs thì ngầu hơn khi có cả phần video hướng dẫn trên Youtube những tính năng Ahrefs làm được và thị phạm cho tất cả mọi người.
78. Social content (mạng xã hội)
Tên gọi ngắn gọn hơn là social.
Học hỏi cách mà những fanpage lớn đang triển khai như thế nào cho ta rất nhiều bài học.
Nó bao gồm các bài post content, hashtag mà chúng ta thấy hàng ngày trên newfeed, group, fanpage.
Loại này không cần ví dụ thêm nhé.
79. Tài trợ
Cuộc thi, chương trình hay gameshow, MV nào cũng có tài trợ cả.
Giai đoạn nở rộ nhất của loại hình này là tiki tài trợ cho gần như là mọi MV ở Việt Nam. Và thật sự rất nhiều người biết đến tiki sau đó.
Hãy lưu ý những chương trình mà bạn tài trợ cũng ảnh hưởng một phần rất lớn đến hình ảnh công ty của bạn, bởi vậy phải lựa chọn thật khôn ngoan.
80. Số liệu thống kê
Những chỉ số liên quan hỗ trợ rất nhiều cho việc chúng ta phân tích content.
Và nó giúp cho lời nói / thông tin/ quan điểm mà chúng ta chia sẻ thêm phần “đanh thép” và thuyết phục.
Muốn tham khảo về số liệu? Bạn hãy ghé Pew Research Center và Statista.
81. Lời chứng thực (testimonial)
Hãy để cho những khách hàng nói về bạn.
Nó thường ở dạng trích dẫn câu nói từ những người đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm của chúng ta. Và bạn sẽ thường nhìn thấy nó nhiều nhất ở salepage của các sản phẩm.
Ghé qua salepage của một khóa học trên Copyhackers, bạn sẽ thấy founder Joanna Wiebe sử dụng testimonial tốt như thế nào.
82. Những công cụ miễn phí (free/freemium)
Những công cụ freemium là những công cụ được sử dụng miễn phí nhưng để sử dụng thêm các tính năng nâng cao hơn, bạn phải trả tiền.
Loại này khác gì với demo sản phẩm?
Demo sản phẩm sẽ cho bạn sử dụng trong một khoảng thời gian đầy đủ các tính năng, thường nó sẽ là bản trial và bạn chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian.
Còn những công cụ này sẽ cho bạn sử dụng mãi mãi nhưng giới hạn các tính năng nâng cao.
Theme GeneratePress mà mình đang sử dụng là một ví dụ.
Hoặc một công cụ nổi tiếng của Portent giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng viết content.
83. Video
Video là một platform quyền lực trong thời đại này.
Có rất nhiều dạng video khác nhau (livestream đã có mục riêng trong danh sách bởi nó còn mang tính tương tác rất cao chứ không chỉ xem một chiều):
- Video 360 độ (cho travel blogger)
- Video playlist
- Video thường
Và bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi định dạng content khác sang video hoặc ngược lại.
Ví dụ: Julia McCoy chuyển những video trên Youtube của cô ấy sang blog và email.
84. Whitepaper
Đây là khái niệm lần đầu mình bắt gặp thời gian rộ lên của Cryptocurrency. Tiếng Việt gọi là bản cáo bạch.
Theo định nghĩa thông thường White Paper hay sách trắng là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với mục đích giúp người đọc hiểu về một vấn đề, giải quyết một vấn đề hoặc đưa ra một quyết định.
Sách trắng được các chính phủ và ngành marketing cho doanh nghiệp (B2B) sử dụng.
Bạn có thể xem qua whitepaper của CMI (Content Marketing Institute).
85. Content hài hước, giải trí
Mạng xã hội là platform tuyệt vời của loại content này. Ngày nay người ta không chỉ lướt mạng xã hội để tương tác mà còn đọc tin tức và giải trí.
3 đại diện nổi tiếng trong loại content này trên Facebook là Thăng Fly, Đầm lầy và Thỏ bảy màu.
Hoặc bạn có thể xem các clip Tiktok! (cẩn thận bị lấy thông tin nhé)
86. Slide
Bạn có thể dễ dàng sử dụng lại các bài thuyết trình của mình trong hội nghị, webinar với SlideShare. Sau đó, bạn có thể nhúng file trên SlideShare vào các bài đăng trên blog như ví dụ này:
87. Công cụ tính toán (calculator)
Công cụ tính toán rất hữu ích để giúp khán giả của bạn tìm ra lượng thời gian / tiền bạc / tài nguyên / v.v. mà họ có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Ví dụ bên dưới là một công cụ tính toán chỉ số ROI của marketing.
tổng kết
OK! Mình nghĩ rằng bao nhiêu loại content marketing này cũng có thể giúp bạn lấp đầy lịch biên tập content của mình trong ít nhất một năm sắp đến.
Bạn yêu thích loại content marketing nào trong danh sách này?
Hay…
Có loại nào bạn dự định sẽ bắt tay vào làm ngay hay không?
Comment xuống bên dưới cho mình biết nhé! :)
Great article.
Thank you!